Khi ăn uống món ăn này trở về, người đàn ông đột ngột lên cơn đau rồi nhập viện trong tình trạng khẩn cấp, chẩn đoán suy tim, phù phổi.
- 4 loại cá gây tổn hại cho thận, nhiều người ăn thường xuyên nhưng không hề biết ‘purin’ tích đầy cơ thể, khiến bệnh ngày càng nặng
- ‘2 đen - 2 vàng’ xuất hiện khi gan bị tổn thương, đừng chủ quan dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm
Theo đó, trước khi bị bệnh, người này đã ăn một món rất nhiều người yêu thích mùa Đông: Lẩu. Tuy nhiên, anh lại có tiền sử bệnh tim mạch. Do đó, khi nạp vào cơ thể món ăn này, anh ngay lập tức có biến chứng bộc phát, chuyển viện cấp cứu khiến nhiều người sợ hãi.
Lẩu gây suy tim, phù phổi?
Đúng là như vậy, theo Phụ Nữ Việt Nam, bác sĩ cấp cứu cho hay nguyên nhân xuất phát từ lẩu và người đàn ông này cũng là một trường hợp đặc biệt vì đã mắc bệnh tim trước đó. Cơ thể anh tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát bệnh lại hấp thụ quá nhiều muối và nhiều nước khi ăn lẩu, nhất là trong mùa Đông. Theo người nhà kể lại, ngoài mê uống nước lẩu thì anh vốn thích đồ ăn đậm vị hơn người khác. Không chỉ nêm nhiều muối trong lẩu mà rau hoặc thịt sau khi nhúng lẩu xong cũng thường chấm thêm nước chấm, sốt hoặc muối tiêu để ngon miệng hơn. Do đó, bệnh tình càng trở nên nguy hiểm.
Lẩu mùa đông cũng dễ bị nhiều chất đạm hoặc hải sản, nội tạng động vật nên không nên ăn quá thường xuyên và phải chú ý thay nước lẩu. Bởi vì nước lẩu đun sôi nhiều lần sản sinh ra nhiều chất có hại cho sức khỏe như muối, purine và nitrite. Nitrite tiếp xúc với các acid amin trong thịt ở nhiệt độ cao sẽ tạo thành hợp chất nitrosamines có khả năng phá hỏng cấu trúc DNA, làm tăng nguy cơ ung thư. Do đó, cần thay nước lẩu sau khoảng 30 phút đun sôi, trước khi thực phẩm biến chất.
Một số loại lẩu chứa quá nhiều chất béo và cay. Trong khi đó, chỉ riêng đồ ăn quá nóng hay cay nhiều cũng đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh thực quản, dạ dày. Lẩu sử dụng thực phẩm chế biến sẵn quá nhiều như xúc xích, viên thả lẩu… làm tăng nguy cơ bệnh tật.
Trong khi đó, khi uống nước bù mặn đối với người bình thường là điều tốt, nhưng đối với bệnh nhân suy tim lại trở thành có hại. Ngoài ra, thời tiết mùa đông với nhiệt độ xuống thấp làm tăng nguy cơ mắc hoặc biến chứng trở nặng cho các bệnh tim mạch.
Nên ăn uống như thế nào tránh suy tim?
Theo VnExpress, nên chú ý những nguyên tắc ăn uống phòng ngừa bệnh tim mạch:
Giảm lượng muối
Ăn quá nhiều muối là nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh tim mạch. Vì thế, cắt giảm muối là một phần quan trọng của chế độ ăn uống tốt cho tim mạch. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo, người lớn khỏe mạnh không dùng quá 6 gam muối (Nacl) mỗi ngày; bệnh nhân tim mạch hoặc có các yếu tố nguy cơ của bệnh không dùng quá 4 gam muối một ngày.
Nhiều loại gia vị có thể thay thế cho muối. Nhờ đó, món ăn vẫn có vị đậm đà nhưng chứa lượng muối không cao. Thực phẩm ít muối nên chọn: các loại gia vị thảo mộc như gừng, quế, hồi, nghệ... Hỗn hợp gia vị không muối, nước tương ít muối.
Kiêng nước ngọt
Bạn không nên uống các loại nước ngọt (nước ngọt có ga, nước tăng lực, nước ép đóng hộp...). Hiệp hội Tim mạch Mỹ cũng khuyến cáo, không được uống quá 1 lít nước ngọt trong một tuần.
Thực hành một lối sống khoa học, chế độ vận động, tập thể dục đều đặn và chủ động thăm khám kiểm tra sức khỏe tim mạch giúp bạn duy trì một trái tim khỏe mạnh.
Hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa được xếp vào nhóm chất béo xấu, không tốt cho sức khỏe tim mạch. Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt mỡ động vật (bò, lợn). Chất béo chuyển hóa có nhiều trong các phẩm chế biến sẵn được chiên rán ở nhiệt độ cao, trong bơ thực vật.
Khi cắt giảm các loại thực phẩm này trong khẩu phần ăn, đồng nghĩa với việc bạn đã góp phần giúp giảm lượng cholesterol xấu (LDL-C) trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch (như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ).
Hạn chế ăn các loại thực phẩm, thịt chế biến sẵn, các thức ăn chiên rán ở nhiệt độ cao (các loại thực phẩm này có chứa axit béo chuyển hóa).
Protein lành mạnh
Nếu bạn ăn thịt đỏ, tốt nhất nên giới hạn thành 1-3 bữa mỗi tuần, nên thay thế các loại thịt giàu chất béo này bằng các loại thực phẩm nhiều protein có nguồn gốc thực vật như đậu, đậu lăng, các loại hạt hay các thực phẩm như các loại cá có dầu như cá hồi, cá thu, cá ngừ... thịt gia cầm bỏ da.
Protein nguồn gốc thực vật có trong các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu lăng... cũng là những nguồn protein tốt, ít chất béo và không chứa cholesterol.
Ăn no 80%
Trong chế độ ăn hàng ngày, bạn ăn bao nhiêu cũng quan trọng như bạn ăn những gì. Ăn quá no vừa tạo gánh nặng cho dạ dày, vừa dễ gây tăng cân, một yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến bệnh tim mạch. Thế nên, bạn hãy ăn chậm, nhai kỹ, chỉ ăn vừa đủ và ngưng khi não phát tín hiệu "dạ dày đã được lấp đầy 70-80%".
Những thực phẩm tốt cho bệnh tim
Quả bơ
Trái bơ rất giàu axit béo không bão hòa đơn, chứa nhiều vitamin và phytochemical hoạt động như chất chống oxy hóa để bảo vệ tim và các bộ phận khác của cơ thể.
Dầu bơ lành mạnh và an toàn để nấu ăn vì các chất béo trong dầu có khả năng chống lại quá trình oxy hóa do nhiệt gây ra, quá trình tạo ra một số chất béo có hại cho cơ thể khi chúng đạt đến một nhiệt độ cao nhất định.
Các loại rau xanh
Rau xanh chứa nhiều hợp chất có lợi cho tim và hệ thống mạch máu. Chúng cũng giàu chất xơ, có thể làm giảm các loại cholesterol có hại và giảm bệnh tim.
Cá hồi
Cá hồi là một trong những nguồn cung cấp tốt nhất hai axit béo omega-3 chuỗi dài, EPA và DHA. Chúng có tác dụng giảm viêm khắp cơ thể, hạ huyết áp và cải thiện chức năng của các tế bào nội mô.
Một phân tích năm 2012 tổng hợp từ các nghiên cứu cho thấy, chỉ cần 0,45-4,5 gram axit béo omega-3 (khoảng 85 gram cá hồi) có thể mang lại sự cải thiện đáng kể cho chức năng động mạch.
Cá hồi có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như hấp, áp chảo, nướng hoặc hun khói. Ăn cá hồi hoặc các loại cá biển khác gồm cá ngừ, cá mòi, cá trích ít nhất hai lần mỗi tuần giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Yến mạch
Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, giữ cho trái tim khỏe mạnh, giảm cholesterol xấu LDL và chất béo trung tính.
Trong đó, yến mạch chứa một chất xơ hòa tan được gọi là beta glucan giúp giảm tổng lượng cholesterol và cholesterol LDL. Một nghiên cứu năm 2015 được báo cáo trên tạp chí Dinh dưỡng Mỹ cho thấy, yến mạch nguyên hạt có thể là loại ngũ cốc nguyên hạt hiệu quả nhất để giảm cholesterol.
Cà chua
Cà chua chứa nhiều vitamin và các sản phẩm cà chua cô đặc có hàm lượng lycopene cao. Lycopene có thể giúp bảo vệ tim mạch, đặc biệt nếu chế độ ăn uống hiện tại của bạn không cung cấp tất cả các chất chống oxy hóa cơ thể cần.
Táo đỏ
Táo chứa nhiều hợp chất giúp cải thiện các yếu tố khác nhau liên quan đến sức khỏe tim mạch. Chẳng hạn, táo chứa một chất phytochemical được gọi là quercetin hoạt động như một chất chống viêm tự nhiên. Quercetin cũng có thể giúp ngăn ngừa cục máu đông.
Táo chứa chất xơ hòa tan, có thể làm giảm các loại cholesterol có hại. Chúng cũng chứa polyphenol, được biết đến với tác dụng chống oxy hóa. Một loại polyphenol được gọi là flavonoid epicatechin có thể làm giảm huyết áp.
Các flavonoid có trong táo liên quan đến việc giảm nguy cơ đột quỵ. Chúng cũng có thể có tác dụng giảm các loại cholesterol có hại.