Đối với các loại cá có chứa hàm lượng purin cao, gây tăng acid uric máu, không tốt cho người bệnh thận, các chuyên gia đặc biệt khuyên chúng ta đừng đụng đũa.
- 5 thực phẩm nuôi lớn tế bào ung thư, càng ăn càng tích thêm độc tố: một loại rất quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày
- Chuyên gia đúc kết 3 bộ phận này càng sạch càng sống thọ: Sau tuổi 40, bạn chẳng lo sợ tìm kiếm thầy thuốc mỗi ngày
Sức khỏe của thận trong chế độ ăn uống
Thận được ví như một chiếc “túi lọc” trong cơ thể, chịu trách nhiệm loại bỏ các chất thải, chất độc và chất lỏng dư thừa trong máu.
Nếu bạn bị bệnh thận mạn tính, điều quan trọng là phải kiểm soát những gì bạn ăn uống. Lúc đó, thận của bạn không thể loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể hiệu quả. Một chế độ ăn uống thân thiện với thận giúp bạn khỏe mạnh lâu hơn.
Ở người mắc bệnh thận, thận bị tổn thương và không thể lọc máu đúng cách như bình thường. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ chất lỏng và chất thải trong cơ thể, gây ra các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim và đột quỵ.
Những người bị bệnh thận mạn tính thường cần thay đổi chế độ ăn uống để tránh làm tổn thương thêm thận. Chế độ ăn uống thích hợp có thể giúp bảo tồn chức năng thận và có thể giúp giảm một số triệu chứng của bệnh thận như: mệt mỏi, chán ăn, các vấn đề về tiểu tiện và đau thận.
Chế độ ăn uống lành mạnh cho thận cũng có thể giúp cung cấp năng lượng, duy trì cân nặng hợp lý, giảm nhiễm trùng và ngăn ngừa mất khối lượng cơ cho người bệnh.
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận, bác sĩ có thể đề xuất các mức hạn chế ăn kiêng khác nhau. Một số người trong giai đoạn đầu của bệnh thận có thể không cần thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với chế độ ăn uống của họ.
Tuy nhiên, khi thận bị tổn thương càng nặng thì người bệnh càng cần phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn uống của mình.
Những thực phẩm người bệnh thận cần kiêng
Theo VietNamNet, những người mắc bệnh thận có thể cần thay đổi lượng chất lỏng và các chất dinh dưỡng sau trong chế độ ăn uống như: natri, kali, phốt pho, chất đạm (protein).
Ăn đúng lượng các chất dinh dưỡng này có thể giúp kiểm soát sự tích tụ của chất lỏng và chất thải trong cơ thể, giúp thận không phải làm việc nhiều để lọc chất thải và chất lỏng thừa ra khỏi máu.
- Hạn chế thực phẩm nhiều muối
Người thận yếu cần giảm natri - khoáng chất được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, phổ biến nhất trong muối ăn.
Natri ảnh hưởng đến huyết áp của bạn. Thận khỏe mạnh giữ mức natri trong tầm kiểm soát. Nhưng nếu bạn bị suy thận, natri và chất lỏng sẽ tích tụ lại. Điều này gây ra một số vấn đề như sưng mắt cá chân, huyết áp cao, khó thở và tích tụ chất lỏng xung quanh tim và phổi. Bạn nên đặt mục tiêu ăn ít hơn 2g natri trong chế độ ăn uống hàng ngày.
- Hạn chế phốt pho
Bạn cần khoáng chất này để giữ cho xương khỏe chắc khỏe. Khi thận của bạn khỏe mạnh, chúng sẽ loại bỏ phốt pho mà bạn không cần. Nhưng nếu bạn bị suy thận, mức phốt pho của bạn có thể tăng quá cao. Điều này khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tim.
- Giảm lượng kali
Khoáng chất này giúp các dây thần kinh và cơ bắp của bạn hoạt động tốt. Nhưng khi bạn bị suy thận, cơ thể không thể lọc thêm kali. Có quá nhiều kali trong máu có khả năng dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng.
Kali được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau như chuối, khoai tây, bơ, cam, súp lơ, cà rốt, cà chua và dưa chuột. Những thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến nồng độ kali trong máu.
Các bác sĩ có thể khuyên bạn nên thử các loại thực phẩm ít kali, như táo, dâu tây, mận, dứa, đào, cải bắp, súp lơ, măng tây, đậu, rau cần tây, dưa chuột.
- Kiểm soát lượng protein
Khi suy thận nghiêm trọng, bạn cần thực hiện những thay đổi khác đối với chế độ ăn uống của mình. Điều này liên quan đến việc cắt giảm thực phẩm giàu protein, đặc biệt là protein động vật. Đó là thịt, hải sản và các sản phẩm từ sữa.
Nếu bị bệnh thận và không phải chạy thận nhân tạo, người bệnh có thể được khuyến nghị một chế độ ăn ít protein hơn. Nghiên cứu cho thấy, hạn chế lượng protein và ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật có thể giúp làm chậm tiến triển bệnh thận và bảo tồn chức năng thận.
Tuy nhiên, nếu người bệnh đang chạy thận nhân tạo rất có thể sẽ cần phải tăng lượng protein nạp vào cơ thể.
4 loại cá gây hại cho thận
Theo Phụ Nữ Việt Nam, dù có ngon đến mấy, bạn cũng nên hạn chế những loại cá này, nên ăn hạn chế hoặc tốt nhất không nên ăn nếu không bệnh sẽ ngày càng trầm trọng. Ngay cả những người khỏe mạnh cũng cần cẩn thận kẻo thận hỏng sớm.
Cá ướp muối
Cá ướp muối có thể giữ cho cá được tươi lâu nhưng nó có hàm lượng muối rất cao, không tốt cho những người mắc bệnh thận. Khi cơ thể tiêu thụ nhiều muối sẽ phải thu nạp nhiều nước, dẫn tới tuần hoàn máu đến cầu thận tăng, buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Với những người thận yếu sẽ khiến bệnh càng thêm nặng.
Đặc biệt, loại cá ướp muối kiểu Trung Quốc còn được xếp vào nhóm chất gây ung thư, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư của con người, đặc biệt là ung thư vòm họng và ung thư dạ dày. Theo Xinhua, cơ chế khiến cá muối Trung Quốc trở thành thực phẩm gây ung thư cấp độ một vẫn chưa rõ ràng. Cục An toàn Thực phẩm Hong Kong (Trung Quốc) cho hay cá muối có thể làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng là do nồng độ muối cao, khử nước.
Trong quá trình lên men, món ăn này làm sản sinh hợp chất nitroso như nitrosodimethylamine. Đây là chất gây ung thư trong nhiều thí nghiệm.
Tất nhiên, không phải chỉ cắn một miếng hay ăn một bữa cá này sẽ bị ung thư ngay, nhưng những người ăn cá muối thường xuyên là đối tượng nguy cơ cao.
Cá đóng hộp
Để làm đồ hộp, cá cần được xử lý khử mỡ, áp suất cao, nhiệt độ cao… dẫn đến phá hủy một số chất dinh dưỡng và giảm giá trị dinh dưỡng của thịt cá. Để đảm bảo màu sắc và mùi thơm của nguyên liệu, đồ hộp sẽ thêm một lượng phụ gia nhất định như hương liệu, phẩm màu, dùng lâu dài những chất phụ gia này chắc chắn không có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân mắc bệnh thận.
Ngoài ra, để kéo dài thời gian bảo quản cá đóng hộp, người ta sẽ cho thêm một lượng chất bảo quản nhất định, và bản thân chất bảo quản này không có lợi cho thận.
Cá ươn
Cá chết không được cấp đông nhanh dù chế biến có ngon đến đâu cũng không thể ăn được. Sau khi cá chết, nó sẽ rất nhanh bị thối rữa, phân hủy sinh ra các chất độc hại như histamine, sinh ra một số lượng lớn vi khuẩn.
Ăn phải cá chết này dễ dẫn đến các bệnh truyền nhiễm đường ruột như tiêu chảy, gây khó chịu đường tiêu hóa, gây nguy hiểm cho sức khỏe, trường hợp nặng có thể dẫn đến bệnh thận nặng thêm hoặc tái phát.
Vì cá chết sẽ tạo ra nhiều histamine hơn, đồng thời có thể gây ngộ độc histamine trong cơ thể người, biểu hiện là đau đầu, chóng mặt, hồi hộp và tức ngực… Trường hợp nặng có thể gây sốc tụt huyết áp và nguy hiểm đến tính mạng.
Một số loại cá biển
Cá biển tốt cho sức khỏe nhưng với người mắc bệnh thận, ăn nhiều loại cá này không có lợn. Thịt cá biển cũng là một loại đạm chất lượng cao, chứa một loại axit béo không no có giá trị dinh dưỡng cao và có tác dụng hạ cholesterol, nhưng do hàm lượng purin cao nên người bị suy thận, nhiễm độc niệu, tăng acid uric máu và bệnh nhân gút không nên ăn nhiều. Nếu người bệnh thận có cơ địa dị ứng (đặc biệt là viêm thận ban xuất huyết dị ứng) thì không được ăn cá biển, vì nó có thể gây ra các biểu hiện dị ứng và khiến bệnh thận tái phát.