Da sạm đen là bệnh gì? Sắc tố da là một trong những biểu hiện gần như sớm nhất về một số căn bệnh tiềm ẩn trong cơ thể. Điển hình như bỗng nhiên da mặt sạm đen đi khiến nhiều người lo lắng. Vậy đây là biểu hiện của bệnh gì? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé!
Da sạm đen làm cho tình trạng da của người bệnh sẽ bị sạm đen và sẫm hơn bình thường, đó là sự thay đổi nhiều về sắc tố melanin có trong da. Melanin là một sắc tố quan trọng trong da giúp da có thể chống lại các tác hại của tia cực tím, sự lão hóa da.
Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng da mặt sạm đen
Da bị sạm đen vì nắng: Da sẽ sạm và khô nếu da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời có các tia cực tím đồng thời mất đi sự căng mịn của làn da. Đây được coi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến da sạm đen.
Sắc tố di truyền: Là nguyên nhân gây ra sạm da. Làn da sạm cũng có thể là do yếu tố di truyền của gia đình. Bố hoặc mẹ của bạn có làn da sạm đen, và di truyền sang cho bạn, xuất hiện ngay từ lúc bạn còn nhỏ.
Không dưỡng ẩm da: Ánh sáng mặt trời sẽ gây tổn thương cho da bởi trong đó có chứa tia UVA và UVB, vì thế làn da phải được giữ ẩm tốt để khỏe mạnh hơn và ít bị tổn thương hơn bởi các tác động bởi ánh nắng mặt trời. Và khi làn da sẽ phục hồi và tái tạo tốt hơn nếu được dưỡng ẩm đầy đủ, lúc đó da luôn được thay mới và trắng mịn hồng hào. Vì thế để không có tình trạng da sạm đen và xuống sắc thì ngoài việc dưỡng trắng da thì bạn nên dưỡng ẩm đầy đủ cho làn da của mình.
Đắp mặt nạ không đúng thời điểm: Nhiều bạn đắp mặt nạ giữa trưa để tranh thủ tối đa thời gian ngay cả những hôm trưa nắng gắt. Tuy nhiên buổi tối mới là thời gian da hấp thụ dưỡng chất tốt nhất. Da thường mỏng hơn sau khi đắp mặt nạ. Lúc đó rất dễ bị bắt nắng và hại bởi nhiều yếu tố như môi trường ô nhiễm, bụi bẩn và từ đó gây ra hiện tượng da sạm đen đi và rất dễ bị tổn thương.
Ngồi máy tính nhiều: Trong màn hình máy tính thường có những tia bức xạ. Nó khiến cho làn da của bạn tối màu đi nhanh chóng. Khi ngồi lâu sử dụng máy tính, lượng điện tích sinh ra từ màn hình làm cho làn da hút bụi bẩn trong không khí nhiều hơn, và để rồi dần dần da còn bị mụn mọc, xuất hiện tàn nhang mà còn tối màu đi rất nhiều
Thức khuya: Thức khuya cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng da sạm đen. Bởi khi thức khuya, các hắc sắc tố melanin sinh sôi rất nhanh nên chỉ sau 1 đêm làn da của bạn xám xịt hẳn đi. Và thực tế ở ban đêm, da thường tái tạo lại các tế bào mới, cho nên thức khuya sẽ khiến làn da xám đi, nhìn già hơn tuổi rất là nhiều.
2. Da bị thâm đen là bệnh gì? Biểu hiện về bệnh lý
Da mặt sạm đen là bệnh gì? Khi gan hoạt động kém, sắc mặt chuyển sang màu đen, da tối, xám xịt. Màu sắc trên khuôn mặt và sắc tố da có một mối quan hệ trực tiếp với nhau, nếu khi bệnh gan phát sinh, sẽ có sự bất thường trong quá trình trao đổi chất của hắc tố melanin, ảnh hưởng tới sự trao đổi chất bilirubin.
Trong thời gian này, da của bạn sẽ chuyển sang màu ánh đồng vàng nâu, đồng thời chất da trở nên khô hơn, sần sùi, kém linh hoạt, không còn độ bóng, sáng và các hiện tượng bất thường khác.
- Vùng da bị đổi màu:
Tự nhiên thấy da có màu vàng nghệ, kết hợp mẩn ngứa rất có thể bị bệnh về gan như các loại viêm gan, sỏi mật, giun chui vào ống dẫn mật chính gây tắc mật, làm tăng lượng bilirubin ở máu do không đào thải ra được.
Khi thấy da nổi vết thâm đen và xuất hiện trên mặt hay quầng quanh mắt, rất có thể là do rối loạn nội tiết mà thường là thượng thận.
Da trắng bệch, răng tê, môi, miệng và niêm mạc cũng trắng bệch thường là do thiếu máu.
- Làn da chuyển màu trắng, có thể gặp trong các bệnh như:
Bạch biến
Lang ben
Bệnh phong
Giảm sắc tố trong một số nghề nghiệp như phải mang găng lâu ngày
Giảm sắc tố sau một số bệnh như chàm, vảy nến, bệnh Zona...
- Vùng da bị đổi màu hồng, đỏ:
Ban xuất huyết
Phát ban do virus
Phát ban do thuốc
Ban đào (Một bệnh giang mai)
Bệnh vảy phấn hồng
- Làn da chuyển màu nâu, đen:
Sạm da (nám)
Tăng sắc tố sau một số bệnh: mụn, chàm...
Hồng ban sắc tố cố định: thường liên quan đến dị ứng thuốc
- Làn da thay đổi sang màu vàng:
Liên quan đến tình trạng tăng cholesterol máu
Da nổi vết thâm đen và lan bất thường các chất: caroten, bilirubin...
Làn da bạn vốn đang bình thường bỗng một ngày chuyển sang màu đỏ, đó là do hàm lượng hồng cầu tăng cao, thường là biểu hiện của bệnh tim, gan và đường ruột… Còn nếu vùng da bị đổi màu có sắc xanh lam, có thể bạn bị bệnh tim và phổi.
Da màu trắng bệch: đồng thời răng bị tê, môi, miệng, thường là do thiếu máu.
Da bị vàng: lòng trắng mắt cũng vàng phần lớn là có bệnh ở gan, mật, như viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật.
Da có màu đỏ: là thể hiện hàm lượng hồng cầu cao hoặc có vấn đề về bệnh tim, bệnh gan, bệnh đường ruột.
Da có màu xanh lam: là biểu hiện mắc bệnh tim hoặc bệnh phổi. Nếu bụng có đường vân màu xanh lam, có khả năng tuyến thượng thận bị phì đại
Trên da của người già có một số vết chấm màu nâu: gọi là nốt đốm da mồi, là tín hiệu báo cho biết cơ thể bị lão suy. Tuy nhiên, nếu trong một thời gian ngắn mà mọc nhiều nốt đốm da mồi thì phải cảnh giác với bệnh u ác tính, cần đi bệnh viện kiểm tra ngay. Việc da đột ngột bị sạm đen cần được xác định nguyên nhân rõ ràng và để xác định phương pháp điều trị chính xác da mặt bị sạm đen chữa thế nào?
3. Khi nào nên đi khám bác sĩ
Các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên cho người bị sạm màu da như sau:
Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu da nổi vết thâm đen thì việc đi khám bác sĩ là vô cùng cần thiết. Trong việc điều trị bệnh nhân bị tăng sắc tố da, vì có chuyên môn lâm sàng trong lĩnh vực này rất quan trọng để có thể mang lại kết quả thành công. Mặc dù các chất hóa học và tia laser có thể sử dụng an toàn trên các tông màu da sẫm màu, liệu pháp kết hợp trị liệu vẫn có thể gây ra nguy cơ cao về các tác dụng phụ. Vì lý do này, cần thận trọng vì bất kỳ chấn thương nào trên da đều có thể gây viêm sau đó.
Các xét nghiệm cận lâm sàng được bác sĩ sử dụng:
Soi da
Xét nghiệm nội tiết tố
Xét nghiệm phát hiện các bệnh liên quan: an thân, tiêu hóa
Sau khi đã xác định được da sạm đen là bệnh gì thì sẽ có ngay những cách điều trị phù hợp. Mặc dù điều trị các vấn đề về sắc tố có thể là một thách thức nhưng vẫn có rất nhiều phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả. Vì thế nên gặp bác sĩ da liễu có chuyên môn cao để chẩn đoán đúng và bắt đầu một phác đồ điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, một trong những cách quan trọng nhất mà bạn cần chủ động làm hàng ngày, đó là điều chỉnh thực phẩm, duy trì chế độ ăn uống phù hợp và tốt cho gan. Dưới đây là những điều bạn nên lưu ý trong chế độ ăn hàng ngày:
Các loại trái cây và rau quả giàu vitamin C như cam, dâu tây, táo, trái kiwi, lê, cà chua… Thực phẩm giàu vitamin C sẽ mang lại tác dụng chống oxy hóa, giúp cơ thể cải thiện sự trao đổi chất của tế bào gan.
Thực phẩm giàu vitamin E, vitamin B, chẳng hạn như quả óc chó, hạt thông, kê… Đây là những thực phẩm có thể bảo vệ tế bào gan, và thúc đẩy quá trình chuyển hóa protein, đường, acid béo.
Thực phẩm có nguồn gốc protein chất lượng cao, chẳng hạn như cá, trứng, gà, đậu phụ, sữa,… Những món ăn này chứa lượng protein chất lượng cao giúp các tế bào gan sửa chữa những sai sót, hỏng hóc.
Ngoài ra, chất béo bản chất không phải là "kẻ thù" của gan, gan cũng cần chất béo, chỉ là không cần quá nhiều, vì vậy thực phẩm ít chất béo cũng là lựa chọn đầu tiên đưa vào thực đơn hàng ngày để bảo vệ gan. Điều này hiểu đơn giản là, bạn không nên ăn quá nhiều chất béo, nhưng cũng không nên kiêng hoàn toàn chất béo.
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc da sạm đen là bệnh gì. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho các bạn và có những cách quan sát da để có những phát hiện kịp thời với những căn bệnh của mình.