Răng khôn là răng cối lớn thứ 3, không đóng nhiều vai trò cho chức năng nhai, thế nhưng quá trình mọc răng lại gây ra đau nhức, khó chịu cho nhiều người. Vì vậy, hầu hết mọi trường hợp, bác sĩ đều khuyên nên nhổ răng số 8 hàm trên để không làm ảnh hưởng đến toàn hàm. Liệu có nên nhổ răng số 8 hàm trên không? và nhổ răng số 8 hàm trên có nguy hiểm không?
Răng số 8 hàm trên là răng gì?
Răng số 8 hàm trên hay còn có tên gọi khác là răng khôn, nằm ở vị trí cuối ở mỗi góc hàm. Răng khôn thường mọc ở độ tuổi từ 16 - 35, lúc này cấu trúc xương đã phát triển khá ổn định, các mô, niêm mạc phủ dày. Vì vậy, răng khôn có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm. Những trường hợp này thường được khuyên nên nhổ răng số 8 hàm trên. Một vài trường hợp mọc răng thẳng, bình thường nhưng lại xảy ra hiện tượng đau, khó chịu.
Biến chứng xảy ra khi mọc răng khôn
Vì răng nằm sâu trong vị trí cung hàm nên khó có thể chăm sóc vệ sinh răng miệng, trong khi mọc răng khôn lại cần phải thực hiện kỹ lưỡng. Trường hợp bị mọc lệch, mọc ngang hay đâm vào chân, thân răng kế cận, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Răng bị sâu
Răng khôn thường có bề mặt răng lớn nên dễ bám thức ăn. Trong khi đó bàn chải đánh răng mà chúng ta vẫn thường sử dụng lại rất khó lấy sạch những mảng bám. Vì thế, đây là môi trường thuận lợi để cho các loại vi khuẩn phát triển, gây ra sâu răng.
Viêm nhiễm nướu
Nếu không nhổ răng số 8 hàm trên, để răng mọc ngầm, mọc lệch có thể dẫn đến tình trạng nướu viêm nhiễm, đây là hiện tượng xảy ra khá phổ biến. Do vậy, khi mọc răng, nướu sưng nhức, rất khó vệ sinh sạch, vi khuẩn dễ tấn công và gây viêm.
Hình thành túi áp xe
Viêm nướu răng chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập chân răng, hình thành các túi áp xe, đè lên dây thần kinh, gây ra hiện tượng hỏng răng. Tình trạng áp xe răng cũng khá nguy hiểm cho người mắc phải do mủ từ áp xe sẽ chảy xuống cổ họng và gây ngạt thở, làm lây lan gây ra áp xe trung thất...
Ảnh hưởng đến răng kế cận
Nếu không nhổ răng sâu số 8 hàm trên, trong khi răng có hiện tượng mọc lệch, có xu hướng đâm vào thân, chân răng hàm số 7 sẽ gây ra các tổn thương, thậm chí là làm hỏng tuỷ răng. Hiện tượng răng bị mọc lệch, mọc ngầm sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến khu vực những răng kế cận.
Tổn thương mô mềm trong miệng
Răng khôn nếu mọc ngang đâm, đâm vào má trong, hay lưỡi dễ gây ra tổn thương những mô mềm khi ăn nhai hoặc giao tiếp, gây khó chịu và đau trong sinh hoạt hàng ngày.
Hình thành các u nang, phá hủy vùng xương hàm
Các nang có chứa đầy dịch, hay các khối u hình thành do răng khôn bị mọc lệch sẽ làm ảnh hưởng đến các cấu trúc của xương hàm, răng, gây chèn ép các dây thần kinh.
Những trường hợp nên giữ lại răng khôn
Hầu hết những trường hợp phải nhổ răng số 8 hàm trên là do răng khôn bị mọc sai hướng, mọc sai vị trí và được bác sĩ khuyến cáo nhổ bỏ nhằm loại trừ các biến chứng xảy ra. Tuy nhiên, một vài trường hợp có thể giữ lại răng khôn nếu:
Phụ nữ đang trong quá trình mang thai
Cùng với những sự thay đổi trong cơ thể, hàm lượng canxi với phụ nữ mang thai cũng sẽ bị thiếu hụt. Do vậy, việc nhổ răng khôn sẽ ảnh hưởng sức khoẻ của mẹ và bé. Hơn thế nữa, phụ nữ khi mang thai không thể sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh nên quá trình nhổ răng sẽ rất khó khăn.
Nướu viêm nhiễm trầm trọng
Dù tình trạng răng số 8 hàm trên mọc lệch là một trong những trường hợp được khuyến cáo nên nhổ bỏ. Tuy nhiên, nếu nướu đang trong tình trạng viêm nhiễm băng sẽ làm cho nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật nhỏ chân răng khôn trở nên trầm trọng hơn.
Răng khôn có ảnh hưởng đến những bộ phận khác
Răng khôn cũng sẽ không thể nhổ bỏ nếu có ảnh hưởng hay liên quan đến những cấu trúc quan trọng trong cơ thể con người như dây thần kinh, xoang hàm...
Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt
Khi đang trong thời kỳ nguyệt san, hormone trong cơ thể phụ nữ sẽ có sự thay đổi nên rất dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm nếu nhổ răng. Ngoài ra, tình trạng bị mất máu sau khi nhổ cũng có thể sẽ làm cho cơ thể suy nhược.
Những người mới ốm nặng
Trường hợp không nên nhổ răng số 8 hàm trên chính là những đối tượng vừa mới ốm. Bởi lẽ khi vừa ốm nặng, hệ miễn dịch sẽ trở nên kém làm cho khả năng đông máu thấp hơn so với bình thường, rất dễ gặp phải các biến chứng nặng sau khi nhổ răng.
Bệnh nhân mắc ung thư bạch cầu
Với những người bị mắc ung thư bạch cầu có thể sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn, hiện tượng chảy máu kéo dài nếu như thực hiện phẫu thuật nhổ bỏ răng khôn.
Ngoài ra những bệnh nhân đang phải điều trị tia X vùng hàm mặt cũng không nên nhổ bỏ răng khôn bởi tăng khôn nếu nhổ trong quá trình thực hiện điều trị tia X sẽ có nguy cơ cao mắc hoại tử xương hàm. Những người đang mắc các bệnh lý toàn thân điển hình như như tim mạch, bị tiểu đường, mắc chứng rối loạn máu đông...cũng là các trường hợp được bác sĩ khuyến cáo không nên nhổ răng khôn nếu không kiểm soát tốt.
Nhổ răng khôn hàm dưới có đau không
Nhiều người thắc mắc liệu nhổ răng số 8 hàm trên có đau không hay có gây biến chứng gì không. Tuy nhiên, việc nhổ răng khôn được xem là một ca tiểu phẫu khá đơn giản nếu như răng mọc đúng vị trí, không làm xâm lấn đến những răng kế cận. Với những trường hợp mà răng khôn mọc ngầm, đâm ngang hay mọc lệch thì quá trình nhổ răng khôn sẽ phức tạp hơn nhiều bởi răng bị chèn ép những dây thần kinh, đâm thẳng vào chân răng nằm kế cận.
Biến chứng có thể xảy ra khi nhổ răng khôn
Chảy máu kéo dài
Ở vị trí nhổ răng khôn bị chảy máu, các bác sĩ sẽ cho cắn gòn để cầm máu trong vài giờ sau đó. Tuy nhiên, nếu thấy máu vẫn chảy và kéo dài có thể là vết mổ to và sâu, chóp răng bị gãy, để sót lại những tổ chức hạt… hoặc do bác sĩ thực hiện ca tiểu phẫu bỏ qua một vài bệnh lý của người bệnh trong giai đoạn chẩn đoán: giảm tiểu cầu, hemophilia.
Nhiễm khuẩn sau nhổ răng
Tình trạng bị nhiễm trùng viêm ổ răng khô, bị viêm huyệt răng có mủ là một trong những biến chứng sau nhổ răng khôn số 8. Tình trạng nhiễm trùng sau nhổ răng thường là do vệ sinh dụng cụ nhổ răng tốt, khi nhổ bác sĩ vệ sinh răng miệng bệnh nhân chưa sạch, việc chăm sóc răng miệng sau nhổ răng của bệnh nhân chưa đúng cách.
Cơn đau kéo dài và bất thường
Đau đớn sau nhổ răng khôn kéo dài là một trong các biến chứng thường gặp sau khi nhổ răng khôn. Biến chứng này không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà còn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý người bệnh.
>>> Xem thêm:
- Răng sâu có nên nhổ không?
- Nên hay không nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch
Những lưu ý khi nhổ răng khôn
Sau khi thực hiện nhổ răng số 8, hầu hết mọi người sẽ cảm thấy có hiện tượng cơ mặt đau nhức, chảy máu, sưng nề, đây là những biểu hiện hoàn toàn bình thường. Tuy vậy, để có thể làm cho vết thương lành nhanh chóng, bạn nên làm đúng những chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa
- Giảm đau, sưng bằng đá lạnh và nghỉ ngơi trong vòng 24 giờ đầu
- Tránh ăn thức ăn khô, cứng, nên ăn súp hoặc đồ ăn mềm
- Tránh khạc nhổ mạnh
- Không thực hiện súc miệng trong khoảng 6 giờ đầu tránh làm chảy máu chân răng
- Không hút thuốc, nhai kẹo cao su hay uống rượu bia trong tuần đầu sau nhổ răng
- Nếu có các biểu hiện như sốt cao, nổi hạch, có mủ nằm ở ổ chân răng, hãy đến các phòng khám nha khoa tái khám để có kế hoạch chữa trị phù hợp.
Trên đây là một vài thông tin về những trường hợp nên và không nên nhổ răng số 8 hàm trên. Hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về trường hợp mà mình gặp phải để có hướng xử lý đúng đắn.