Răng khôn khiến nhiều người đau đớn trong ăn uống, đôi khi ảnh hưởng cả trong sinh hoạt và công việc do phần nú bị tổn thương liên quan trực tiếp dây thần kinh gây khó chịu mọi lúc mọi nơi, kể cả khi ngủ. Do đó, việc quan tâm đến vấn đề mọc răng khôn nên ăn gì là rất cần thiết.
- Vừa đánh răng vừa cười, cô gái 19 tuổi nuốt nguyên cả cái bàn chải đánh răng
- Quảng Nam: Uống thuốc nuốt... răng giả
Răng khôn là răng gì? Là những chiếc răng mọc cuối cùng trong của hàm, thường rơi vào độ tuổi 16 – 25 tuổi, nhưng vẫn có một số trường hợp mọc răng khôn trễ hơn sau 30 tuổi. Mọc răng khôn gây nhiều phiền toái trong ăn uống nên đau răng khôn nên ăn gì được khá nhiều người quan tâm.
Đau răng khôn nên ăn gì?
Đau răng khôn nên ăn gì? Đau răng khôn sẽ khiến quá trình nhai thức ăn trở nên khó khăn làm người bị sụt cân do không nạp đủ chất dinh dưỡng.
Một điều đáng lo ngại khác nữa là những loại thức ăn không phù hợp được đưa vào cơ thể sẽ làm cơn đau nhức tăng lên gấp bội. Để giảm thiểu những ảnh hưởng không tốt trong quá trình mọc răng khôn thì các bạn cần lưu ý những điều sau đây:
Những loại thực phẩm mềm dễ nuốt (cháo, súp…)
Mọc răng khôn ăn gì đỡ đau? Khi răng miệng rơi vào tình trạng đau nhức thì chúng ta cần hạn chế việc để cơ hàm phải hoạt động nhiều như lúc bình thường vì răng đau sẽ hoạt động khó khăn hơn. Vậy thì sử dụng những loại thức ăn như thế nào là hợp lý?
Gợi ý cho bạn là những loại rau, thịt có tính mát, đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể và chế biến bằng cách nghiền nhỏ hoặc nấu cháo, súp. Khi mọc răng thì phần nướu sẽ bị tăng nhiệt độ hơn so với bình thường, có thể gây sốt nhẹ ở một số cơ địa. Vì thế, cần chọn những loại rau có tính mát để hạ nhiệt.
Thực đơn bạn có thể tham khảo để thay đổi trong bữa ăn hằng ngày như là cháo sườn, cháo lươn, cháo cá trắm, cháo cá lóc, cháo cá hồi, cháo ếch, cháo gà…Cháo là món ăn lý tưởng nhất khi bị hành đau răng vì bạn có thể đưa vào miệng và dùng lưỡi để nghiền thức ăn mà không cần nhai.
Rau, củ, quả
Không chỉ bình thường mà rau, củ, quả luôn cần thiết cho sức khỏe ở mọi thời điểm. Khi răng bị đau thì nước ép, sinh tố từ rau củ quả là tốt nhất vì dễ hấp thụ, giảm nhiệt và giúp răng hàm không phải làm việc nhiều.
Trong rau, củ, quả như cà rốt, dâu tây, khoai lang, nước cam…còn có những hoạt tính làm lành vết thương, giảm đau không ngờ nữa đấy!
Sữa
Đau mọc răng khôn nên ăn gì tiếp theo? Sữa nhé! Sữa là liệu pháp tốt nhất dành cho răng vì nó bổ sung canxi, protein giúp răng chắc khỏe. Không nhất định phải uống sữa mỗi ngày, có rất nhiều sản phẩm đa dạng để bạn lựa chọn như sữa chua, sữa đậu nành, các chế phẩm từ sữa…
Các thực phẩm giảm đau
Những nguyên liệu dân gian sẵn có trong vườn nhà, rẻ tiền và dễ tìm mua ở chợ và các siêu thị sẽ làm giảm đau hiệu quả cho bạn. Bao gồm có lá ổi, rau bina, tinh dầu vani, lá trà xanh, dưa chuột, khoai tây, tỏi, hành tây, gừng, hạt tiêu đỏ, cây bạc hà cay, dầu trà, củ nghệ…
Các thực phẩm đó chứa các thành phần khử trùng và kháng khuẩn có thể kiểm soát tình trạng đau răng bằng cách tấn công các vi khuẩn gây nhiễm trùng, chứa axit tannic, catte-sin, giúp tăng cường sức khỏe răng miệng, giảm viêm và làm sạch răng miệng hiệu quả.
Chắc hẳn bài viết trên đã thỏa mãn phần nào thắc mắc khi mọc răng khôn nên ăn gì của bạn. Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện vệ sinh răng miệng hằng ngày kỹ lưỡng để không tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển gây ra các bệnh răng miệng không mong muốn.
Đau răng khôn nên kiêng ăn gì?
Kiêng cữ là điều cần thiết để hạn chế đau đớn khi mọc răng khôn vì chúng đang ở tình trạng rất dễ tổn thương. Bạn đã biết bị đau răng khôn nên ăn gì nhưng vẫn chưa biết đau răng khôn nên ăn gì thì hãy theo dõi nội dung sau đây nhé!
Món ăn có vị cay, chua, nóng hoặc lạnh
Khi mọc răng khôn, vị trí mọc và gần đó rất dễ bị sưng tấy, đau nhức và nhạy cảm với mọi loại thức ăn. Các thực phẩm nóng, lạnh sẽ làm men răng co thắt, cho nên cần bỏ khỏi thực đơn hằng ngày các món ăn có vị cay, chua, nóng, lạnh nếu bạn không muốn tình trạng đau đớn kéo dài và nặng hơn.
Những loại thực phẩm cứng, dai, dẻo
Mọc răng khôn cũng như bộ phận răng hàm của bạn đã bị bệnh. Khi bị bệnh thì mọi hoạt động hằng ngày sẽ trở nên khó khăn hơn, vì thế tránh cho các cung hàm bị mỏi, nhức thì bạn cần cho chúng hoạt động ít hơn ngày thường.
Các loại thức ăn cứng, dai, dẻo sẽ mất rất nhiều thời gian và sức lực cho răng, gây bám dính khó vệ sinh và gây chảy máu như bánh kẹo ngọt, bạn cần hạn chế tối đa.
Thực phẩm chứa nhiều đường
Nếu bạn là một người hảo ngọt thì cũng nên kiêng cữ các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹp, nước ngọt, hoa quả sấy khô vì chúng có khả năng tái tạo axit trong khoang miệng, từ đó tạo điều kiện sản sinh vi khuẩn thích tụ, gây viêm nhiễm cho răng miệng.
Thức uống có cồn như rượu, bia và chất kích thích
Khi bạn mọc răng khôn thì vùng nướu sẽ bị sưng tấy, các thức uống có cồn như rượu, bia và các chất kích thích như thuốc lá, ma túy sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các biến chứng khó lường về răng miệng.
Uống nhiều nước
Lúc nào cơ thể cũng cần bổ sung lượng nước đầy đủ, nhất là khi cơ thể bị nhiệt nhiều lúc mọc răng khôn. Bên cạnh đó, việc uống nước nhiều còn giúp duy trì lượng nước bọt cần thiết, hỗ trợ làm sạch khoang miệng.
Chạm nhiều vào vùng răng khôn mới mọc
Ngoài ra, bạn cần tránh tuyệt đối chạm nhiều vào vùng răng khôn mới mọc như chải răng quá mạnh, sử dụng tăm xỉa răng…dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng, làm tăng nguy cơ gây viêm nướu.
Giữ gìn vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ
Dùng nước muối để khử trùng cho răng miệng vì chúng có khả năng loại bỏ được sự tích tụ của vi khuẩn trong nướu quanh răng khôn. Thời gian ngậm nước muối vừa đủ là khoảng 1 – 2 phút. Khi ngậm nên tạo súc miệng bằng cách tạo ra âm thanh "khò khò" đều đặn, sau đó nhổ bỏ lượng nước muối đó và súc miệng lại bằng nước lọc.
Có thể dùng chỉ nha khoa sau khi ăn để giúp khoang miệng luôn sạch sẽ và phòng ngừa vi khuẩn tấn công vào vùng mọc răng.
>>> Xem thêm:
- Cách chữa đau răng khôn nhanh chóng tại nhà, bạn đã biết chưa?
- Những dấu hiệu và cách xử lý khi mọc răng khôn hàm trên
Đến các trung tâm nha khoa để điều trị
Khi mọc răng khôn, các cơn đau thường kéo dài khoảng một tuần và sau đó biến mất nên nhiều người chủ quan chỉ điều trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian hoặc để tự khỏi nếu không quá đau đớn.
Tuy nhiên nếu cơn đau diễn ra lâu hơn và mức độ ngày càng tăng thì bạn cần đến sự can thiệp của bác sĩ bằng cách đến các trung tâm nha khoa uy tín để được các bác sĩ chẩn đoán tình trạng phổ biến, chẳng hạn như răng bị lệch, răng mọc bị xiên, răng mọc ngang...
Từ các cơ sở đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đề ra hướng điều trị hợp lý như: chích mủ, cắt lợi trùm hoặc nhổ răng khôn cho người bệnh.
Cùng chia sẻ các kiến thức về đau răng khôn nên ăn gì và kiêng gì để giúp cho chính bạn và người thân yêu cảm thấy thoải mái hơn khi bị răng khôn hành nhé!