Viêm dạ dày cấp là một bệnh dễ gặp trong cộng đồng và đang mỗi ngày một gia tăng. Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ dễ dẫn đến viêm dạ dày cấp cùng nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viêm dạ dày cấp là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm hoặc sưng đột ngột. Bệnh có thể bất ngờ xảy ra (viêm dạ dày cấp tính). Hoặc kéo dài (viêm dạ dày mãn tính) gây đau bụng liên tục, mất ngủ, không hấp thụ thức khăn, cơ thể suy nhược, sụt cân trông thấy. Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày-tá tràng, thủng dạ dày, hẹp môn vị, gây chảy máu, thậm chí ung thư dạ dày.
Bệnh đau dạ dày cấp, mạn tính do viêm thường gây ra bởi vi khuẩn Helicobacter pylori (viết tắt HP).
Nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ việc dùng nhiều chất kích thích, rượu bia. Niêm mạc dạ dày bị kích ứng và ăn mòn, dẫn đến đau dạ dày cấp tính.
Hoặc do tác dụng phụ của thuốc kháng viêm hay do thường xuyên dùng corticoid (prednisolon, methylprednisolon, solumedrol…) có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày hoặc thuốc chống viêm không steroid (aspirin, diclofenac…).
Bệnh còn do nhiều yếu tố thuận lợi tạo nên bệnh như: ăn uống không điều độ, chế độ ăn không phù hợp ( nhai không kỹ hoặc ăn, uống vội vàng, thường xuyên ăn không đúng bữa, thức ăn khó nhai, khó tiêu, thức ăn nóng quá hoặc lạnh quá,…).
Ngộ độc thực phẩm do dùng thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc nhiễm hóa chất. Hầu hết các ca viêm dạ dày cấp tính do ngộ độc thực phẩm đều phải cấp cứu.
Ngoài ra, người thường xuyên bị căng thẳng thần kinh, gặp stress kéo dài cũng rất dễ bị viêm dạ dày cấp.
Triệu chứng đầu tiên của bệnh đó là đau bụng thượng vị, kèm theo đó là cảm giác vùng thượng vị nóng rát, cồn cào hoặc đau dữ dội. Sau khi ăn, người bệnh thường thấy vùng thượng vị bị đau bởi viêm xung huyết niêm mạc dạ dày. Thức ăn vào niêm mạc gây đau dữ dội.
Nhiều trường hợp khác, sau khi ăn khoảng 2 - 3 tiếng, người bệnh bị đau vùng thượng vị. Hoặc ăn vào khi đang đói sẽ lập tức có cảm giác đau. Thậm chí cơn đau hành hạ vào lúc nửa đêm, gần sáng. Bệnh viêm dạ dày khiến cuộc sống người bệnh bị ảnh hưởng, thường xuyên gây mất ngủ và mệt mỏi, buồn ngủ trong ngày hôm sau.
Cũng có khi, cơn đau không đau dữ dội mà diễn ra âm ỉ, khiến có thể có cảm giác rát bỏng. Cơn đau diễn ra từng cơn kèm theo cảm giác tức ngực, đau lan ra sau lưng… Người bệnh gặp nhiều bất tiện trong ăn uống như ăn xong nôn ngay, nôn hết thức ăn, thường xuyên buồn nôn và nôn nhiều.
Cơn đau sẽ giảm đi khi người bệnh nôn hết thức ăn, tuy nhiên sau đó, cơn đau lại xuất hiện lại.
Nôn quá nhiều sẽ khiến cơ thể người bệnh bị mất nước và chất điện giải (mất nước và mất muối) dẫn đến mệt mỏi, hốc hác, nhợt nhạt. Đồng thời, bệnh có thể kèm theo một số chứng rối loạn tiêu hóa như: đầy bụng, trướng bụng, sôi bụng, ợ hơi, ợ chua, đi lỏng, sinh hơi nhiều (trung tiện nhiều) và chán ăn.
Ngoài nhận biết bệnh qua các triệu chứng lâm sàng, người bệnh cần hỏi kỹ tiền sử và gia đình. Thông thường bệnh do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. Do đó, cần biết được trước khi đau bụng cấp tính, người bệnh ăn, uống gì.
Sau khi cấp cứu qua cơn đau, người bệnh sẽ được nội soi dạ dày, nếu người bệnh chưa, uống ăn gì. Đây là phương pháp hữu hiệu giúp xác định rõ vị trí viêm.
Đồng thời, cần tiến hành xét nghiệm bằng kỹ thuật nhuộm Gram để tìm vi khuẩn HP và làm phản ứng sinh học phân tử PCR.
Nếu cần thiết thì nên tiến hành chụp X-quang dạ dày có thuốc cản quang (nếu chắc chắn không bị thủng dạ dày). Đây là cách để chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác gây đau bụng.
Cần kịp thời đi khám bệnh khi xuất hiện cơn đau thượng vị để phát hiện bệnh và chữa trị bệnh.
Trước hết, người bệnh cần được điều trị để giảm các triệu chứng đau, viêm, chống xuất tiết dịch vị và chống nôn.
Niêm mạc dạ dày sẽ rất đau, gây nôn mửa nếu dịch vị xuất tiết ra nhiều. Với nguyên nhân gây bệnh do ngộ độc thực phẩm, cần rửa dạ dày càng sớm càng tốt. Nếu ngộ độc là do vi khuẩn HP thì cần dùng kháng sinh theo phác đồ, nếu cần dùng kháng sinh đủ liều lượng.
Nếu qua xét nghiệm mảnh sinh thiết dạ dày chứng tỏ viêm dạ dày do vi khuẩn HP, người bệnh cần dùng kháng sinh đủ liều lượng. Để điều trị tiêu diệt vi khuẩn HP, Tốt nhất là chữa bệnh theo phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp của Bộ Y tế ban hành.
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý là điều rất cần thiết trong điều trị bệnh. Ăn uống đủ chất sẽ giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể người bệnh. Chính vì vậy, người bệnh nên xác định được viêm dạ dày cấp nên ăn gì, viêm dạ dày cấp kiêng ăn gì để giúp bệnh nhanh khỏi và không bị nặng hơn.
Đồng thời với việc dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh viêm dạ dày cấp nên dùng:
- Thực phẩm có tính hút acid
Những thực phẩm như bánh xốp, bánh mì, các loại bánh quy có tính hút acid rất cao. Bên cạnh đó, người bệnh nên ăn thêm những món ăn được làm từ bột sắn, các loại khoai ninh nhừ. Đây là những thực phẩm có tính bọc niêm mạc dạ dày rất tốt.
- Thực phẩm giúp trung hòa acid
Sữa nóng, trứng hấp, trứng rán là nhóm thực phẩm giúp trung hòa acid. Lưu ý không nên sử dụng quá nhiều, chỉ nên ăn trứng rán từ 2-3 lần/ tuần. Nguyên nhân bởi đồ chiên rán không tốt cho cho >sức khỏe và dạ dày của người bệnh viêm dạ dày cấp.
- Thực phẩm giúp dạ dày tiêu hóa nhanh, giảm ứ trệ
Sữa chua là thực phẩm giúp dạ dày tiêu hóa nhanh, giảm ứ trệ được khuyên dùng. Không chỉ giúp bổ sung vi khuẩn có lợi, ức chế vi khuẩn có hại mà sữa chua còn giúp làm giảm sự phát triển cũng như bám dính của các loại vi khuẩn như Hp, Yersinia, Ecoli.
Bên cạnh đó, nên ăn những món ăn được chế biến từ thịt nạc thăn, cá, tim lợn, thịt ngan. Đây cũng là những thực phẩm giàu đạm rất dễ tiêu hóa và tốt cho người bệnh.
Để dạ dày dễ tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn, thay vì chiên rán, bạn nên hấp, luộc, om những thực phẩm này.
- Bổ sung thực phẩm giàu flavonoid
Thực phẩm giàu chất flavonoid rất tốt đối với người bị viêm dạ dày cấp. Bạn cũng có thể chọn trà xanh, rau cần tây, nam việt quất, táo, quả anh đào, ớt chuông là những thực phẩm chứa thành phần flavonoid giúp các vết loét và viêm dạ dày lành đi.
- Nhóm thực phẩm giúp nhanh lành vết thương
Có thể kể đến nghệ vàng, mật ong là những thực phẩm giúp nhanh lành vết thương và kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa hơn.
Đồng thời nên dùng các loại rau xanh, hoa quả tươi chứa nhiều vitamin A, B, C để làm lành chỗ loét nhanh chóng. Cải bắp, rau cải xanh, củ cải là các loại rau xanh người bệnh nên ăn nhiều.
- Nên nấu chín bằng cách nấu canh, luộc hoặc hấp,
Khi chế biến, bạn nên hạn chế chiên xào vì sẽ chứa nhiều mỡ. Không nên bỏ qua tôm vì đây là thực phẩm không chỉ giàu protein mà còn giàu các nguyên tố vi lượng kẽm giúp nhanh lành các vết viêm loét.
Lưu ý: Nên chú ý ăn đúng giờ, chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, không nên ăn quá no vào một lúc.
Để tránh bệnh nặng hơn, người bị viêm dạ dày cấp cũng nên kiêng cữ những thực phẩm sau:
- Thức ăn cay, nóng
Ớt cay, mù tạt, thức ăn chứa nhiều tinh dầu thơm là những thức ăn sẽ gây kích thích dạ dày, đường ruột khiến bệnh ngày càng nặng hơn và diễn biến xấu hơn.
- Thức ăn cứng khô, nhiều chất xơ
Niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương khi bạn dùng nhiều thức ăn khô, cứng, chứa nhiều chất xơ và to. Nên dùng với số lượng ít trong mỗi lần ăn và ăn nhiều bữa, thời gian ăn cách nhau khoảng 1 giờ.
- Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
Những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh dễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến niêm mạc dạ dày, không có lợi trong quá trình điều trị bệnh.
Trong rượu bia, cà phê, trà đặc, hút thuốc lá có chứa chất cồn dễ gây ra các tổn hại lớn đối với niêm mạc dạ dày và đường ruột. Người bệnh cũng nên kiêng dùng chúng.
- Thức ăn biến chất, ô nhiễm
Những thức ăn đã bị biến chất, thức ăn không sạch hoặc bị ô nhiễm chứa nhiều vi khuẩn, phá hoại niêm mạc dạ dày. Bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp tuyệt đối không nên ăn vì sẽ khiến bệnh càng nặng hơn, thậm chí còn có thể làm lây nhiễm bệnh cho người khác.
- Thức ăn béo ngậy, chứa nhiều dầu mỡ
Nếu dùng những thức ăn chứa nhiều chất béo sẽ khiến dạ dày thêm gánh nặng, rất không có lợi cho việc phục hồi sức khỏe.
Ngoài ra, người bị viêm dạ dày cấp nên hạn chế sử dụng Cam, quýt, bưởi là những loại hoa quả chứa nhiều axit tự nhiên, dễ làm gia tăng nồng độ axit trong dạ dày và gây ra viêm loét dạ dày.
Trên đây là những thông tin xoay quanh bệnh viêm dạ dày cấp cũng như hướng dẫn cách xử lý và chăm sóc hiệu quả khi mắc bệnh. Mọi người có thể tham khảo và thực hiện theo để cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh tốt nhất.