Tết đến cũng là thời điểm tiêu thụ rượu bia gia tăng. Để đón Tết vui vẻ và an toàn, các gia đình cần trang bị kiến thức về ngộ độc rượu và cách xử trí khẩn cấp tại nhà để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân.
Ngộ độc rượu không phải tình trạng hiếm gặp trong thời gian qua. Không ít trường hợp tử vong do >ngộ độc rượu, gây ra những mất mát đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Hiện tượng ngộ độc rượu cấp thường xảy ra ở những người sử dụng rượu không đảm bảo chất lượng. Các vụ ngộ độc rượu nếu có thể xử lý kịp thời sẽ góp phần nào ngăn chặn được nguy cơ tử vong hoặc ảnh hưởng tới >sức khỏe người bệnh.
Khi năm mới đang đến rất gần, mỗi người cần nắm rõ các kiến thức về ngộ độc rượu và cách xử trí để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra, nên lựa chọn những loại rượu được đảm bảo chất lượng để tết đến không phải canh canh nỗi lo ngộ độc rượu.
Ai cũng nên trang bị cho mình kiến thức để xử lý ngộ độc rượu
Ngộ độc rượu xảy ra khi cơ thể phải hấp thụ một lượng lớn rượu trong thời gian ngắn, lượng rượu vào cơ thể quá nhanh khiến các cơ quan không kịp phản ứng xử lý. Tình trạng ngộ độc rượu methanol gây ảnh hưởng đến nhịp thở, nhịp tim, lập tức giảm nhiệt độ của cơ thể và có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê, thậm chí tử vong nếu không kịp thời được cứu chữa.
Những dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi bị ngộ độc rượu cần lưu ý:
Đầu tiên, người bị ngộ độc có dấu hiệu mơ màng, dễ nhầm lẫn. Thông thường, người ngoài thường không chú ý đến dấu hiệu đó của người bệnh vì nghĩ rằng họ đang say rượu. Sau đó, dấu hiệu nôn mửa liên tục và nhịp thở chậm, thở không đều với chỉ khoảng 8 lần thở trong vòng 1 phút. Nên chú ý điều này vì khi đó, người bị ngộ độc có dấu hiệu mệt mỏi, da bắt đầu chuyển sang nhợt nhạt và xanh xao hơn. Khi này, nên kiểm tra thân nhiệt của người bệnh vì có thể nhiệt độ cơ thể của họ bị hạ thấp.
Dấu hiệu ngộ độc rượu rất dễ bị nhầm lẫn với tình trạng say rượu thông thường
Dấu hiệu nặng nhất là người bị ngộ độc bất tỉnh mà không thể đánh thức. Không thể nhầm lẫn rằng họ đang ngủ mà nên kết hợp nhiều dấu hiệu triệu chứng trên để kết luận họ đang bị ngộ độc rượu. Trước khi bất tỉnh, có thể người bị ngộ độc còn có cả triệu chứng co giật, lên cơn động kinh, cần lập tức nhét thìa sắt vào miệng để ngăn họ cắn vào lưỡi.
Không có nhiều thời gian để suy nghĩ khi thấy một người bị ngộ độc rượu phải làm sao, hay nên cho người bị ngộ độc rượu ăn gì để giải hết độc tố trong cơ thể. Việc cần làm ngay khi phát hiện người bị ngộ độc rượu là phải nhanh chóng sơ cứu cho họ khi thấy một hoặc tổng thể các triệu chứng đáng ngờ kể trên.
Gọi ngay cấp cứu trước khi tiến hành sơ cứu. Sau đó cho người bệnh uống thật nhiều nước và cố gắng giữ ấm cho họ. Nên túc trực liên tục theo dõi người bệnh trước, trong và sau quá trình cấp cứu vì họ có thể có những triệu chứng thay đổi, cần phải báo cho bác sĩ để xử lý kịp thời.
Khi gặp người ngộ độc rượu, nên lập tức gọi cấp cứu và nhờ sự trợ giúp của những người khác
Nên cố gắng để người bệnh nôn hết ra ngoài bằng cách dùng tay hoặc lông gà móc họng. Nếu người bệnh nằm, nên xoay nghiêng người để họ nôn mà không bị sặc. Nếu người bệnh vẫn chưa hôn mê, nên trò chuyện liên tục để họ giữ được tinh thần tỉnh táo nhất.
Khi thấy có người ngộ độc rượu, không nên cố gắng xử lý một mình mà nên kêu gọi sự trợ giúp từ những người xung quanh để sơ cứu cho họ. Khi tới cơ sở y tế, cần cung cấp thông tin cho các nhân viên y tế về loại rượu người bệnh đã uống, thời gian xảy ra ngộ độc và các triệu chứng đã xảy ra. Nếu có thể, nên đem theo mẫu rượu người bị ngộ độc đã uống để các cán bộ y tế được hỗ trợ tốt nhất khi điều trị, giúp việc cứu chữa thuận lợi hơn.