Tác nhân gây ung thư có thể xuất hiện xung quanh chúng ta, tiềm ẩn rất nhiều trong ngôi nhà mà gia đình bạn đang sinh sống.
Mỗi khi nhắc đến các tác nhân gây ung thư, nhiều người sẽ nghĩ chúng là thứ gì đó xa vời, đến từ các nhà máy, lò gạch hay là khói xe ngoài đường phố... Điều đó tuy đúng nhưng lại chưa đủ, bởi >tác nhân gây ung thư luôn có mặt xung quanh chúng ta, tiềm ẩn rất nhiều trong ngôi nhà mà gia đình bạn đang sinh sống.
Loại độc tố gây ung thư phổ biến nhất mà hầu hết mọi người đều biết là aflatoxin - độc tố sinh ra từ nấm mốc Aspergillus flavus. Đây là loại nấm mốc dễ sinh sản trong môi trường ẩm ướt và không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Aflatoxin thường xuất hiện ở đậu phộng, ngô mốc, các loại hạt có vị đắng, thớt và đũa ngâm lâu không rửa, dầu tự ép kém chất lượng.
Chỉ 1mg cũng đủ gây ung thư, 20mg có thể gây chết người. Sau khi ngộ độc aflatoxin, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng viêm gan như nôn mửa, chán ăn, sốt,… Trong trường hợp nặng có thể bị ung thư gan. Trong 5 nhóm gây ung thư do WHO phân loại, aflatoxin được xếp vào nhóm 1.
Ngoài aflatoxin, trong gia đình bạn còn có thể chứa 3 loại chất là tác nhân gây ung thư sau đây:
1. Benzopyrene
Benzopyrene có thể gọi tắt là BaP, nó là một hydrocarbon thơm đa vòng. Được sản xuất sau quá trình đốt cháy không hoàn toàn chất hữu cơ ở nhiệt độ từ 300 độ C (572 độ F) đến 600 độ C (1.112 độ F).
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp loại chất này vào nhóm gây ung thư số 1. Nếu con người hít phải hoặc ăn thực phẩm chứa nhiều benzopyrene trong thời gian dài, chúng có thể gây ung thư phổi, ung thư gan và ung thư đường tiêu hóa.
Benzopyrene thường được tìm thấy trong món ăn, đồ dùng sau đây:
- Thực phẩm chiên ở nhiệt độ cao: Hàm lượng benzopyrene có trong các thực phẩm bị cháy sém cao gấp 10-20 lần so với thực phẩm thông thường. Đồng thời, các thực phẩm được chiên ở nhiệt độ cao cũng chứa lượng benzopyrene cao gấp nhiều lần so với được luộc, hấp.
Hàm lượng benzopyrene có trong các thực phẩm bị cháy sém cao gấp 10-20 lần so với thực phẩm thông thường.
- Thực phẩm hun khói và nướng bằng than: Trong quá trình chế biến, than có chứa benzopyrene sẽ bay và bám vào đồ ăn, gây hại cho người ăn.
- Khói dầu ăn khói: Dầu ăn khi được làm nóng lên đến 270 độ C có chứa nhiều benzopyrene. Hít nhiều khói dầu sẽ khiến con người tích tụ thành ung thư. Do đó khi nấu ăn, tốt nhất chúng ta nên bật máy hút mùi, đảm bảo sự thông gió nơi bếp nấu và kiểm soát thời gian sôi của dầu.
- Thuốc lá: Benzopyrene cũng tồn tại nhiều ở khói thuốc lá, chính vì vậy để ngăn ngừa tiêu thụ chất độc này thì bạn cần tuyệt đối từ bỏ thói quen hút thuốc.
- Mực in: Hầu như tất cả các loại mực đều chứa muội than, loại vật liệu này có chứa hàm lượng khá cao benzopyrene.
2. Nitrite
Nitrite mặc dù là chất không độc nhưng lại có thể gián tiếp gây ung thư. Nitrite còn gọi là "muối diêm" vì có tinh thể giống muối ăn thông thường. Nitrite là chất có khả năng ức chế sự sinh sôi phát triển vi khuẩn trong thịt, giữ cho thịt chậm ôi, từ đó ngăn chặn các tình trạng ngộ độc thực phẩm ở người.
Tuy nhiên, nếu dung nạp nitrite quá hàm lượng cho phép (hàm lượng cho phép dao động từ 60-150mg/kg sản phẩm chế biến sẵn) và với tần suất thường xuyên sẽ gây hại cho sức khoẻ người. Đặc biệt, khi nitrite tiếp xúc với các axit amin trong thịt, sẽ tạo thành hợp chất nitrosamines có thể phá hỏng DNA, có khả năng tăng bạch cầu cấp tính và các nguy cơ ung thư như ung thư tuyến tuỵ, trực tràng, dạ dày.
Nitrite thường có trong các loại thực phẩm:
- Dưa cải muối: Các loại dưa cải được muối xổi sẽ chứa hàm lượng nitrite cao nhất, nhưng đồng thời khi bị muối quá lâu, hàm lượng nitrite trong thực phẩm này cũng cao không kém. Vì vậy các chuyên gia khuyên nên ăn dưa cải muối đã chín, màu vàng, thơm, không bị hăng, ngái. Không ăn dưa, cà muối quá chín, quá chua, đổi màu thâm đen, biến mùi.
- Thức ăn thừa: Thức ăn thừa, đặc biệt là những món rau để qua đêm, càng để lâu thì hàm lượng nitrite tăng lên càng nhiều.
- Thịt muối: Các loại thịt ướp muối có chứa rất nhiều nitrite, chất này có vai trò trong việc bảo quản thịt, ngăn chặn sự hình thành các vi khuẩn. Nếu chúng ta dung nạp quá nhiều nitrite (hàm lượng cho phép dao động từ 60-150mg/kg sản phẩm chế biến sẵn) với tần suất thường xuyên sẽ gây hại cho >sức khỏe.
3. Formaldehyde
Formaldehyde hay được gọi là metan, ở nhiệt độ thường formaldehyde là chất khí không màu, có mùi hắc, chúng có thể đi vào cơ thể thông qua không khí, thức ăn, nước và da. Formaldehyde có thể gây kích ứng mắt và màng nhầy đường hô hấp, gây ra các triệu chứng như chảy nước mắt, đau họng, hắt hơi, ho, hen suyễn và khó thở.
Vừa ăn no xong, đừng vội làm ngay 6 việc này vì sẽ làm tổn thương dạ dày, khiến cơ thể mệt mỏi, dễ mắc bệnh hơn
WHO đã lên tiếng cảnh cáo: Nếu con người tiếp xúc thường xuyên trong thời gian dài với formaldehyde sẽ phải đối mặt với nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khoẻ như gây ung thư, đặc biệt là ung thư đường hô hấp như mũi, họng, phổi.
Một số đồ vật trong gia đình có khả năng cao chứa formaldehyde là:
- Quần áo mới: Formaldehyde thường được sử dụng để sản xuất quần áo với vai trò chống nhăn, chống cháy, giúp giữ vải in hoặc màu nhuộm bền màu... Vì vậy cách tốt nhất là chọn mua quần áo ở thương hiệu uy tín, trước khi mặc quần áo mới mọi người nên giặt sạch và phơi khô.
- Bát giả sứ kém chất lượng: Thành phần chính của đồ sứ giả làm từ nhựa melamine chỉ chịu được nhiệt độ dao động từ 0 – 120 độ C. Nếu được dùng để đựng thực phẩm ở nhiệt độ quá cao, chẳng hạn như dầu nóng 200 độ C trong 10 phút, một phần nhựa melamine sẽ bị phân hủy và tạo thành nhiều chất có hại như formaldehyde.
Thành phần chính của đồ sứ giả làm từ nhựa melamine chỉ chịu được nhiệt độ dao động từ 0 – 120 độ C.