Chỉ với một vài loại thực phẩm đơn giản và một động tác nhanh gọn dưới đây bạn có thể áp dụng để giúp cho cơ thể được thải độc, duy trì chức năng khoẻ mạnh.
- 6 thói quen khi ngủ tưởng vô hại nhưng làm giảm tuổi thọ bỏ ngay kẻo chưa già đã sinh bệnh
- 5 giờ vàng trong ngày uống mật ong: Thải hết độc tố nội tạng, chữa đau dạ dày, giảm cân
Cơ thể con người là một cấu trúc phức tạp, có thể nói là được cấu thành bởi 9 hệ thống chính là hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ vận động, hệ nội tiết, hệ sinh sản, hệ miễn dịch, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh.
Trong đó, cơ thể cũng có 6 cơ quan với chức năng giải độc chính, có nhiệm vụ trao đổi chất và đào thải độc tố, cặn bã ra khỏi cơ thể, chính là gan, thận, phổi, làn da, đại tràng và các tế bào bạch huyết (lympho).
Trong nhịp sống hiện đại, do thời gian làm việc dài, thói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học, cũng như các vấn đề an toàn thực phẩm, con người đã tích tụ quá nhiều chất thải trong cơ thể.
Để thanh lọc lại cơ thể, nâng cao sức khỏe của bản thân, các chuyên gia đã mách bạn một số phương pháp hoàn toàn tự nhiên, có thể đem lại hiệu quả đáng kể nếu kiên trì áp dụng trong một thời gian dài.
1. Thải độc Gan
Gan là cơ quan đóng vai trò mật thiết nhất để đào thải cặn bã. Nếu bản thân gan nhiễm độc, các chức năng suy giảm sẽ dẫn tới tình trạng cảm xúc u buồn, cơ thể nổi mụn, da không sáng và đều màu, hay đau đầu, đau nhức người...
Để dưỡng gan, cách hữu hiệu nhất chính là đi ngủ sớm, trước 11 giờ đêm để cơ thể có đủ thời gian hồi phục. Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng góp phần không nhỏ.
Nên ăn nhiều rau quả xanh như bông cải xanh, cải cúc, rau bina, bắp cải, ớt xanh, măng tây, chanh, tảo bẹ... Chúng có tác dụng thông khí trong gan, giảm ứ trệ ở gan, giảm rối loạn cảm xúc...
Nếu muốn làm dịu gan và điều hòa khí thì cũng nên uống một số loại trà như trà quả chà là đỏ, trà hoa hồng có thể mát gan thải độc.
Chuyên gia Đông y cũng khuyên dùng quýt hoặc chanh vỏ xanh chế biến thành nước quýt hoặc nước chanh tươi (dùng cả vỏ) sau đó uống trực tiếp sẽ rất tốt.
Bên cạnh đó, quả kỷ tử cũng là một vị thuốc quan trọng để thanh nhiệt giải độc cho gan. Khi gan chứa quá nhiều chất độc, ăn quả kỷ tử sẽ giúp giảm nhanh độc tố ra ngoài cơ thể. Mỗi ngày nên ăn khoảng 1 nắm nhỏ.
2. Giải độc Thận
Thận đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết chất thải và điều hòa cân bằng axit-bazơ. Nếu chức năng thận suy giảm, kinh nguyệt phái nữ dễ thay đổi thất thường, hay bị phù nề, dễ cảm thấy mệt mỏi.
Thời gian giải độc thận phổ biến là từ 5:00 - 7:00 giờ sáng, thức dậy để đi vệ sinh trong thời điểm này sẽ giúp cơ thể đào thải sạch sẽ các chất độc tuần hoàn qua đêm.
Để thanh lọc thận, cách tốt nhất là uống nhiều nước, bổ sung đủ nước có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất. Lúc bụng đói, nên uống một cốc nước ấm vào buổi sáng. Không nên nhịn tiểu vì chúng có chứa rất nhiều độc tố, nếu không đào thải ngay sẽ bị hấp thụ ngược trở lại, không thể đạt được hiệu quả giải độc.
Nên ăn thêm các loại hoa quả chứa nhiều nước như dưa hấu, bí đao… để gia tăng lượng nước tiểu. Các loại rau thơm, mầm cỏ linh lăng, quả nam việt quất... cũng có thể hỗ trợ quá trình đào thải cặn bã trong thận.
3. Giải độc Phổi
Phổi là cơ quan trao đổi khí oxy và cacbonic trong cơ thể con người, nhưng cũng là nơi dễ tích tụ chất độc nhất. Bụi bẩn, nicotin, nấm mốc, vi khuẩn, dị nguyên… trong không khí sẽ xâm nhập phổi qua đường hô hấp. Nếu không đào thải được chất độc ra ngoài, không những bạn dễ bị ho, hen suyễn, khí quản kém… mà sắc da cũng trở nên xỉn màu, ảnh hưởng đến chức năng của ruột, gây táo bón.
Tập thể dục, vận động nhiều hơn có thể giúp tăng cường chức năng tim phổi, thúc đẩy tuần hoàn máu. Tiết mồ hôi cũng là một cách đào thải cặn bã còn tích tụ trong người.
Ăn nhiều thực phẩm có tác dụng dưỡng ẩm cho phổi, bổ phổi, dưỡng âm như lá lốt, hạt sen, nấm đen, nấm trắng, tảo bẹ và các loại thực vật giàu lợi khuẩn, có thể giúp thông phổi và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
4. Giải độc Đại tràng
Chức năng chính của đại tràng là thải chất rắn ra khỏi cơ thể, tốt nhất bạn nên thức dậy đi đại tiện vào thời điểm này để thông kinh lạc của ruột già (từ 5h đến 7h sáng). Sự tích tụ trong đại tràng sẽ khiến niêm mạc hấp thu ngược những cặn bã, khiến khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm.
Nước là trợ thủ tốt nhất giúp đường ruột hoạt động trơn tru. Sau khi thức dậy, uống nước có thể làm sạch dạ dày và ruột.
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ hơn như các loại nấm (nấm hương, mộc nhĩ, nấm kim châm, nấm tuyết...), các loại khoai (khoai tây, khoai lang, củ sắn), măng, củ cải trắng, ngô, hành tây, tỏi tây, bí ngô, ớt xanh,... Chúng có thể thúc đẩy nhu động ruột, giúp giải độc ruột già, giảm triệu chứng táo bón.
Một số loại nước detox tự nhiên hỗ trợ thải độc cơ thể
Detox bằng nước ép trái cây tươi thay vì nước trái cây đóng gói
Thông thường, các loại nước ép trái cây đóng gói hoặc trái cây khô đều có thể chứa chất tạo màu, chất tăng hương vị, chất bảo quản và đường chế biến. Sử dụng quá nhiều trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của bạn. Do đó, hãy sử dụng trái cây tươi để ăn, uống trực tiếp hoặc ngâm nước detox mỗi ngày.
Detox với lá chè xanh
Đồ uống chứa caffein có thể gây hại cho cơ thể. Thay vào đó, hãy sử dụng lá chè xanh có thể hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể, làm sạch hệ thống tiêu hóa, chống lão hóa, phòng chống bệnh tim, bệnh ung thư… Ngoài ra, chè xanh cũng giúp người dùng giảm cân một cách khoa học và khỏe mạnh.
Detox bằng nước chanh ấm
Mỗi sáng thức dậy, bạn nên pha một ly nước chanh ấm, có thêm một lát gừng nhỏ giã nát hoặc vài giọt mật ong để giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, loại bỏ độc tố và cặn bã ra khỏi người. Sử dụng hỗn hợp này trước khi ăn sáng sẽ giúp quá trình thanh lọc trở nên dễ dàng, đơn giản và hiệu quả hơn.
Detox bằng trà quế
Từ nghìn năm qua, quế đã được xem là một loại thảo dược có nhiều công dụng với sức khỏe con người. quế có chất chống oxy hóa tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi một vài chứng bệnh gây ra do tình trạng oxy hóa bởi các gốc tự do.
Sau một ngày mệt mỏi, sử dụng một ly trà quế ấm sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, thúc đẩy tiêu hóa nên góp phần hỗ trợ quá trình trao đổi chất và đào thải cặn bã còn tồn đọng trong người.