Gần đây, khoa nội tiết của Bệnh viện số 1 Chiết Giang đã tiếp nhận một chàng trai 24 tuổi bị hoại tử ngón chân và cậu bị mắc bệnh tiểu đường.
Bác sĩ Lý Lâm, người trực tiếp điều trị cho chàng trai nói: "Tính đến nay, chàng trai này là bệnh nhân bị đái tháo đường trẻ tuổi nhất mà bệnh viện đã tiếp nhận. Bàn chân bị hoại tử do biến chứng tiểu đường, bình thường xảy ra ở người bệnh bị tiểu đường tương đối lâu, trung bình người mắc >bệnh tiểu đường thường ở độ tuổi từ 60 trở lên”. Tại sao bệnh tiểu đường của Tiểu Vương lại phát triển nhanh đến mức chân bị hoại tử như vậy? Nguyên nhân là vì anh chàng này đặc biệt thích đi giày mũi nhọn.
Chàng trai này là Tiểu Trương, sống ở Dư Hàng, cao 1m8, nặng 105kg. Tiểu Trương được di truyền từ cha mình, từ nhỏ cậu đã béo, cộng thêm là con một, nên mọi người trong gia đình đều tương đối chiều chuộng Tiểu Trương. Do đó, từ nhỏ việc ăn uống của Tiểu Trương không được tiết chế, thích ăn gì thì ăn nấy, muốn uống gì thì uống cái đó, điều này khiến Tiểu Trương càng ngày càng béo.
Khoảng ba năm trước, Tiểu Trương thông qua kiểm tra >sức khỏe và biết mình bị bệnh tiểu đường, đường huyết lúc bình thường của Tiểu Trương ở mức 20mmol/L (người bình thường khoảng 6mmol/L). Tuy nhiên do cảm thấy xấu hổ khi biết mình bị bệnh tiểu đường ở tuổi quá trẻ và tự cảm thấy rất khó chấp nhận, do vậy cậu không nói với bố mẹ, cũng không đi điều trị.
Nguyên nhân dẫn đến hoại tử chân của Tiểu Trương chính là thói quen thích đi giày mũi nhọn
Mẹ của Tiểu Trương nói với bác sĩ: “Tiểu Trương nói đi giày nhọn nhìn rất đẹp, từ khi vào đại học đã thích đi giày, khi mua giày Tiểu Trương đều lựa chọn loại giày có đầu nhọn, hẹp”.
Một thời gian trước, Tiểu Trương lại mua một đôi giày mới, đầu đôi giày mới hơi nhọn nên cọ xát vào chân, khiến ngón chân thứ 4 của bàn chân trái bị sưng và bong tróc da. Người bình thường sau khi bị bong tróc da chân do giày cọ xát, chỉ khoảng 2 ngày là sẽ đỡ và tạo thành cục chai ở chân. Nhưng đối với Tiểu Trương lại khác, vì bệnh tiểu đường nên sau khi da bị bong tróc rất khó lành, rất dễ nhiễm vi khuẩn.
Do đó, vết thương nhỏ của Tiểu Trương càng ngày càng lớn, ngày càng sâu. Các dây thần kinh ngoại vi của bệnh nhân tiểu đường không nhạy cảm nên Tiểu Trương không cảm thấy đau. Sau đó, ngón chân thứ tư của Tiểu Trương đã biến thành màu đen.
Người bị bệnh tiểu đường khó cảm nhận được sự đau đớn từ vết thương
Bác sĩ Lý Lâm sau khi hỏi tỉ mỉ về lịch sử bệnh của Tiểu Trương và biết: "Vào cuối tháng 8, Tiểu Trương bắt đầu bị sốt, nhưng cũng không đi bệnh viện và ở nhà bốn năm ngày, thực sự không chịu nổi, lúc nàu cậu mới đến bệnh viện gần nhà và đưa chân cho bác sĩ kiểm tra”.
Vào thời điểm này, Tiểu Trương bị sốt cao 39,5°C, ý thức mơ hồ. Ngón chân thứ tư của bàn chân trái của anh ta bị loét hoàn toàn, gân và khớp xương đều bị hoại tử chuyển thành màu đen, và bề mặt loét đã lan đến mu bàn chân, vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây ra nhiễm trùng huyết.
Bệnh viện địa phương không dám chậm trễ, biết được rằng bệnh của Tiểu Trương cần phải được chuyển lên tuyến trên, nên đã lập tức gọi xe cứu thương chuyển Tiểu Trương đến Bệnh viện số 1 Chiết Giang.
Sau khi đến Bệnh viện số 1, bác sĩ Lý Lâm phát hiện ra rằng chân của Tiểu Trương bị biến dạng nặng nề, vì thời gian dài đi đôi giày nhọn, những ngón chân của Tiểu Trương không thể phẳng và chúng xếp chồng lên nhau. Thậm chí nếu anh ta không đi khám thì ngón chân thứ 4 đã bị mục nát, ngón chân thứ hai của Tiểu Trương đã bị cong trên ngón cái và ngón chân thứ ba, biến thành một hình tam giác.
Kiến nghị những người bình thường cũng không nên đi giày mũi nhọn
Tình trạng này là nghiêm trọng, ngón chân thứ 4 của Tiểu Trương đã bị thối rữa, bàn chân bị hoải tử do biến chứng tiểu đường đã tiến triển rất nhanh chóng, nó có thể bị thối rữa trên toàn bộ bàn chân trong một vài ngày. Bác sĩ Lý ở Khoa nội tiết đã tiến hành khống chế lượng đường, chống nhiễm khuẩn, xử lý vết thương,… cuối cùng cũng đã cứu được gần như toàn bộ bàn chân trái của Tiểu Trương. Mặc dù Tiểu Trương vẫn có thể bước đi trong tương lai, nhưng bố mẹ cậu rất lo lắng: Tiểu Trương còn trẻ như vậy đã bị bệnh tiểu đường, sau này làm sao có thể tìm được bạn gái.
Bác sĩ Lý nói, ngay cả những người bình thường cũng không kiến nghị mua giày mũi nhọn, ngay cả chân không bị hoại tử nhưng cũng khiến các ngón chân bị biến dạng do bị nén trong thời gian lâu dài, những năm sau sẽ phải đến bệnh viện để chỉnh hình.
Phòng ngừa hoại tử bàn chân bằng cách nào?
Việc chủ động phòng ngừa biến chứng là vô cùng cần thiết đối với bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt, nếu đã có biến chứng bàn chân thì cần phải có kế hoạch điều trị tích cực, kiểm soát đường huyết, thực hiện chế độ >dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học nhằm ngăn ngừa biến chứng nặng thêm.
1. Thường xuyên kiểm tra đường huyết
Kiểm soát đường huyết ở chỉ số an toàn, ổn định (<7mmol/l lúc đói, <10mmol/l sau ăn 2 giờ) là mục tiêu tiên quyết để phòng ngừa biến chứng bàn chân và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn. Do đó, việc kiểm tra đường huyết hàng ngày cần được chú trọng để người bệnh tự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, >luyện tập và dùng thuốc nhằm kiểm soát tốt đường huyết.
2. Kiểm tra bàn chân hàng ngày
Phòng ngừa hoại tử chân bằng cách thường xuyên kiểm tra chân
Buổi tối trước khi đi ngủ, người bệnh tiểu đường nên dành ra 3-5 phút để kiểm tra bàn chân xem có chỗ nào bị xước, phồng rộp, vết thâm, cục chai chân hay chỗ nào đau không? Nếu không tự cúi xuống kiểm tra được thì có thể dùng gương để quan sát hoặc nhờ người thân kiểm tra giúp.