Gạo là thực phẩm quen thuộc mà chúng ta ăn mỗi ngày. Tuy nhiên, có 3 loại gạo tuyệt đối không được dùng kẻo rước bệnh vào thân.

10:39 23/09/2020

Gạo là lương thực chính của chúng ta mỗi ngày. Ngoài ra gạo còn được sử dụng trong nhiều mục đích như làm bánh, bún, nấu rượu...

Cũng bởi gạo nhiều công dụng nên chất lượng gạo cũng thường được quan tâm. Nếu không may ăn phải gạo kém chất lượng hay bị nhiễm độc có thể gây ra những ảnh hưởng rất lớn đối với cơ thể con người và gây hại cho hệ thần kinh trung ương và dạ dày của con người.

Có 3 loại gạo tuyệt đối không được ăn

Gạo bị mốc

Nhiều người khi thấy gạo có dấu hiểu mốc lại tiếc rẻ không bỏ đi mà đem vo thật kỹ cho hết mốc rồi tiếp tục nấu cơm. Tuy nhiên, bề mặt gạo sạch mốc nhưng chất độc vẫn tồn tại trong hạt gạo. Nấm mốc của gạo là do nấm Aspergillus flavus đã phát triển trong đó và nó sẽ không bị loại bỏ hoàn toàn với việc loại bỏ nấm mốc.

Khi ăn phải nấm Aspergillus flavus, cơ thể sẽ bị nhiễm độc aflatoxin, không chỉ có thể gây chết gia cầm, gia súc mà còn gây ung thư cho cơ thể người. Nếu ăn nhiều, chất độc tích tụ có thể gây hại trực tiếp đến ruột và dạ dày, gan thận, rất có hại cho >sức khỏe của cơ thể.

Ngoài ra, aflatoxin là một độc tố khá bền vững nên khi chúng ta rửa sạch và đun sôi thông thường không có tác dụng loại bỏ đối với độc tố. Vì thế, tốt nhất không nên cố dùng gạo mốc.

Gạo mốc bị tẩy trắng

Một số loại gạo nhìn có vẻ an toàn nhưng thực chất lại không phải như vậy, đó chính là gạo bị tẩy trắng.

Trên thị trường, có một số cửa hàng bán loại gạo được tẩy trắng và tẩm sáp, bề ngoài gạo nhìn trắng tinh, căng mẩy, bóng láng, đẹp mắt. Tuy nhiên nếu thực sự là gạo mốc bị tẩy thì nó độc hại vô cùng.

Nhiều người khi mua gạo thường thích loại gạo có mẫu mã đẹp, những gạo màu hơi xỉn, trắng đục thường không được ưa chuộng hơn loại trắng bóng. Tuy nhiên nếu ăn phải loại gạo này sẽ rất nguy hiểm bởi gạo mốc có độc tố aflatoxin là chất gây ung thư.

Gạo tẩm hương liệu

Để thu lợi nhuận, nhiều cơ sở kinh doanh đã sử dụng các sản phẩm kém chất lượng và thêm nhiều hóa chất phụ gia vào thực phẩm mà không quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm.

Với gạo, một số gạo cũ, gạo mốc sau khi được tẩy trắng sẽ được tẩm hương liệu để tỏa ra mùi giống như gạo thơm chính hiệu, do đó, những người bán hàng vô lương tâm thậm chí sẽ còn giá cao hơn.

Tuy nhiên, hương liệu tạo mùi là một chất hóa học tổng hợp, tác hại của nó là không thể không kể đến, nếu tiêu thụ quá nhiều cũng sẽ gây hại cho gan và thận.

Bởi vậy, khi đi mua gạo, cần nhìn kỹ gạo xem có gì bất thường không, nếu thấy gạo mủn, cũ, có hạt đen và vẫn tỏa ra mùi thơm thì hãy cảnh giác, có thể đây là loại gạo đã được tẩm hương.

Gạo được ướp hương tạo mùi thường có độ bóng hơn bình thường. Nếu nhai thử, gạo sạch sẽ ngọt nhẹ, để lại dư vị trong miệng, không có mùi vị lạ. Những loại gạo bị ướp hương tạo mùi khi mua về sẽ mất dần mùi thơm do hóa chất bị bay hơi. Bên cạnh đó, khi ăn cơm sẽ không còn mùi thơm ban đầu do các hóa chất bị phân hủy và bay hơi khi gặp nhiệt độ cao.

Theo Thạch Thảo/Gia Đình Mới