Có rất nhiều trẻ mút tay khi đói và dần dần sẽ hình thành thói quen này ngay cả khi trẻ không đói, thậm chí đã thôi bú sữa.
Theo các nhà nghiên cứu, mút tay mang đến cho một số trẻ cảm giác an toàn trong những giai đoạn khó khăn. Chẳng hạn, khi trẻ bị tách rời với bố mẹ, bị những người xa lạ bao quanh, hoặc ở trong một môi trường không quen thuộc.
Có khoảng 70-90% bé có thói quen mút ngón tay cái, nhưng hầu hết sẽ tự động bỏ lúc 3-5 tuổi. Mút tay tạo cho trẻ sự thư giãn và giúp trẻ dễ ngủ hơn. Đa phần trẻ sau 4 tuổi sẽ tự động bỏ mút tay.
Những ảnh hưởng không tốt cho bé:
Những bé mút ngón cái nhiều có thể có bất thường ở bộ răng sữa của chúng. Bé nào mút tay lâu quá thì xương hàm trên sẽ bị hô, răng giữa 2 hàm sẽ bị hở. Cần được can thiệp khí cụ để bé bỏ hẳn tật này.
Trường hợp nhẹ thì khi bỏ thói quen mút tay, răng 2 hàm về lại vị trí bình thường. Trường hợp nặng cần can thiệp bằng chỉnh nha. Nhưng bé từ 4 tuổi – 6 tuổi vẫn mút tay, thì bắt đầu có nguy cơ ảnh hưởng đến xương hàm trên và răng.
Ngoài ra, còn gây mất vệ sinh, dẫn đến 1 số bệnh ảnh hưởng >sức khỏe của trẻ.
Vì sao bé thích mút ngón tay?
Bé đói
Nếu đến giờ ăn, em bé thường cảm thấy đói. Trong quá trình lớn lên, em bé thường được cho ăn đúng giờ. Dần dần, cứ đến giờ đó bé sẽ thấy đói bụng và khó chịu. Nếu đến giờ ăn mà mẹ thấy bé mút tay thì chứng tỏ là bé đang đói. Mẹ nên cho con ăn kịp thời nhé.
Hiện tượng sinh lý bình thường
Nếu bé bắt đầu ngón tay vào tháng thứ 2 thì đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Vì lúc này bé bước vào giai đoạn ăn dặm và tình trạng này có thể kéo dài cho đến khi bé được khoảng 4, 4 tháng tuổi.
Bé tò mò
Bé còn nhỏ nên tò mò về mọi thứ ở xung quanh. Lúc này, bé thậm chí tò mò không biết đôi tay của mình có mùi vị như thế nào nên bé mút tay cũng là điều bình thường thôi.
Bé mút tay khi mọc răng
Vào một thời điểm nào đó, răng trẻ bắt đầu mọc. Các bé cũng dần nhận ra đôi bàn tay có thể hữu ích thế nào đối với quá trình mọc răng. Bởi đây là dụng cụ cắn răng (giúp xoa dịu cảm giác khó chịu của nướu khi răng mọc) duy nhất mà phần lớn bé sơ sinh có thể đưa vào miệng, không phải phụ thuộc người khác cấp cho mình và trẻ cũng chẳng cần lo làm rớt".