Tình trạng dậy thì sớm ở trẻ hoàn toàn có thể phòng tránh nếu cha mẹ biết quan tâm đến con ngay từ bữa ăn hàng ngày.
- Làm thế nào để giảm khó chịu vì triệu chứng phù chân ở mẹ bầu?
- Thực hư tin đồn mẹ bầu ăn đào sẽ có nguy cơ sảy thai, đẻ non?
Dậy thì được coi là giai đoạn phát triển sinh lý của cơ thể, thường kéo dài 3-5 năm. Căn cứ vào những biểu hiện bất thường ở trẻ trai trước 10 tuổi và trước 9 tuổi ở trẻ gái được coi là sớm.
Đối với những trẻ dậy thì sớm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Đến tuổi trưởng thành chắc chắn trẻ sẽ thấp hơn so với chiều cao tiêu chuẩn vì hormon sinh dục kích thích sự phát triển của xương làm các đầuxương đóng sớm khiến trẻ không thể phát triển chiều cao.
Ngoài ra, dậy thì sớm còn khiến trẻ bị khủng hoảng cảm xúc, khủng hoảng tâm lý. Trẻ lúc nào cũng hoang mang, lo lắng và tự ti về thân hình của mình. Một hậu quả nghiêm trọng mà các nhà tâm lý học báo động đó là tình trạng trẻ dậy thì sớm thường tò mò, bắt chước chuyện của người lớn dẫn đến hậu quả mang thai ngoài ý muốn.
Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn nhiều
1. Thịt cổ gia cầm:
Trong thành phần của thịt ở vùng cổ gia cầm như gà, ngan, ngỗng... thường có chứa nhiều thuốc tăng trọng. Khi trẻ ăn nhiều thịt cổ, đồng nghĩa trẻ sẽ bị kích thích dậy thì sớm.
2. Rau củ trái mùa:
Không ít người cho rằng ăn rau củ trái mùa là điều không nên. Bởi lẽ, họ cho rằng người trồng rau chắc phải sử dụng nhiều hóa chất độc hại, thuốc kích thích, thuốc trừ sâu và chất bảo quản lớn... mới có thể sản xuất được những loại rau củ không đúng mùa của nó. Đặc biệt đối với mặt hàng rau củ nhập từ nước ngoài hoặc địa phương khác, nhiều người có tâm lý e ngại khi đúng vụ mùa mà vẫn có nhiều rau củ ồ ạt.
3. Thực phẩm chiên, rán:
Đánh đúng vào thị hiếu tâm lý của trẻ nhỏ, các món ăn chiên, rán thơm ngon, hấp dẫn rất dễ thu hút trẻ em cũng như trẻ vị thành niên.
Tuy nhiên, khi nấu ở nhiệt độ cao các món ăn như gà rán, khoai tây chiên… sẽ bị biến đổi chất, khi trẻ ăn vào có thể gây rối loạn nội tiết và dẫn đến cơ thể dậy thì sớm hơn.
4. Nội tạng động vật:
Mặc dù giàu dinh dưỡng, nhưng cha mẹ cần thận trọng khi cho trẻ ăn nội tạng động vật. Bởi loại thực phẩm này có chứa hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa cao. Một điều đặc biệt cần lưu ý nữa là khả năng nhiễm độc khi ăn nội tạng. Nếu con vật bị nhiễm trùng, ký sinh trùng hoặc chất độc thì không chỉ nội tạng mà thịt động vật cũng có thể bị nhiễm theo.
5. Đồ ăn sẵn:
Không nên cho trẻ sử dụng nhiều các sản phẩm có chứa chất bảo quản, chất tạo màu... như thực phẩm đóng hộp, đồ ngọt, béo, thực phẩm nhiều dầu mỡ... vì các chất giống như hormon giới tính có thể tiềm ẩn trong các chất gây mùi, tạo màu, bảo quản, tăng độ đạm giả tạo...