Trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều có thể do hệ tiêu hoá của bé đang gặp vấn đề. Vậy trong tình huống này cha mẹ nên làm gì để giúp bé?
Trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng rằng có phải đây là dấu hiệu của bệnh lý? Tình trạng này có nguy hiểm không? Phải điều trị như thế nào để bé bớt khó chịu?
Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé, thì những thông tin hữu ích dưới đây sẽ là lời giải đáp cho bạn.
Trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều là một tình trạng không hiếm gặp, lúc này cha mẹ sẽ nghe những âm thanh phát ra từ vùng bụng của bé nghe như tiếng nước sôi “ùng ục”, đồng thời quan sát vùng bụng bé sẽ có biểu hiện căng tròn hơn.
Kèm theo tình trạng >trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều trong trường hợp nặng là biểu hiện bé bị nôn ói sau khi ăn, chán ăn thậm chí bỏ ăn, thường xuyên quấy khóc nhất là vào ban đêm.
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều là hiện tượng thường kéo dài khoảng 1 ngày hoặc có thể kéo dài hơn phụ thuộc vào tình trạng nghiêm trọng của từng bé.
Trên thực tế, xì hơi là một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể, cũng là phần không thể thiếu của quá trình tiêu hoá, giúp loại bỏ những khí thải độc ra bên ngoài từ đường ruột thông qua lối hậu môn.
Có những bé xì hơi thường kèm theo âm thanh rõ ràng và mùi hôi nhẹ bốc ra. Nhưng cũng có trường hợp bé xì nhẹ không nghe tiếng nhưng vẫn kèm theo mùi hôi khó chịu.
Trong trường hợp bé vừa bú mẹ hoặc sử dụng những sản phẩm sữa công thức, sữa chua, váng sữa, phô mai... liền khiến >bé sôi bụng xì hơi nhiều, thậm chí đi ngoài ngay lập tức thì cha mẹ nên lưu ý những sản phẩm đang cho bé sử dụng, vì có thể sữa bò là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá, đầy bụng nhất là ở những bé nhỏ dưới 1 tuổi.
Bé sơ sinh bị sôi bụng đầy hơi mặc dù là tình trạng phổ biến, không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ nhưng ít nhiều cũng gây ra những ảnh hưởng khác nhau lên sức khoẻ của bé tuỳ theo mức độ.
Vì thế, tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý là vấn đề rất quan trọng, giúp cha mẹ chủ động hơn và chăm sóc bé đúng cách nhằm đảm bảo >sức khỏe cho bé một cách tốt nhất.
Trong một số loại sữa bột chứa đường lactose, đây là một loại đường gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của trẻ, nhất là đối với những trẻ có sức đề kháng yếu thì rất dễ xảy ra tình trạng khó tiêu, xì hơi, đầy bụng.
Một số loại nước ép trái cây có vị quá chua, nước ép đóng chai có thể khiến dạ dày của bé phải hoạt động vượt quá công suất gây khó tiêu, tạo nhiều khí hơn.
Khi những khí này quá nhiều sẽ gây đầy bụng, sôi bụng và xì hơi nhiều lần làm bé khó chịu. Trong trường hợp nặng, bé có thể bị đau bụng, đi ngoài và nôn ói.
Mẹ cần lưu ý về vấn đề trẻ trên 6 tháng tuổi mới có thể sử dụng nước ép trái cây, không nên cho bé uống quá sớm.
Đồng thời, với trẻ nhỏ lượng nước trái cây bổ sung chỉ nên dừng lại ở mức hợp lý, có thể phải pha loãng theo đúng tỷ lệ nước để hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hoá.
Dù là bú bình hay bú trực tiếp để tránh trường hợp bé nuốt phải nhiều khí có thể gây ra hiện tượng chướng bụng, khó tiêu thì việc cho bé bú đúng tư thế rất quan trọng.
Mẹ cũng nên lưu ý một số loại bình bú không có van thoát khí hay bình sữa nằm ngang rất dễ gây ra hiện tượng này.
Từ lâu người xưa đã có quan niệm rằng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn thì “mẹ ăn gì con ăn nấy”.
Vì thế khi mẹ ăn những loại thực phẩm gây khó tiêu, đầy bụng thì bé cũng có thể gặp phải tình trạng tương tự với các biểu hiện dễ nhận biết là tình trạng xì hơi, sôi bụng ở trẻ.
Ngày nay, theo các bác sĩ không thể đổ lỗi hoàn toàn về tình trạng bé bị sôi bụng là do ảnh hưởng từ mẹ. Nhưng vẫn có những trường hợp, chế độ ăn uống của mẹ không hợp lý gây ra các vấn đề về hệ tiêu hoá ở trẻ.
Nếu như trong thực đơn hàng ngày của mẹ bỉm ăn nhiều những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, một số loại thực phẩm dễ gây đầy bụng, khó tiêu như ốc, su hào, bắp cải... hay những loại thức uống có cồn, cà phê và các chất kích thích khác đều có thể là yếu tố góp phần gây ra tình trạng trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều.
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sôi bụng và xì hơi nhiều ở trẻ nhỏ có thể là do mẹ cho bé ăn dặm quá sớm.
Đối với trẻ nhỏ, chức năng dạ dày vốn chưa được hoàn thiện tốt, nên khi tiếp nhận những thức ăn mới lạ ngoài sữa mẹ khiến bé khó có thể tiêu hoá được.
Bên cạnh đó, hệ tiêu hoá của bé cần thời gian thích nghi từ từ nên trong thời gian đầu chuyển sang giai đoạn ăn dặm có thể khiến nhiều trẻ gặp phải hiện tượng khó chịu, đầy bụng.
Một nguyên nhân khác, khi trẻ thường xuyên quấy khóc rất dễ gây ra tình trạng nuốt khí vào dạ dày, dẫn đến tình trạng bé rất dễ bị sôi bụng.
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều, để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn, mẹ có thể massage bụng cho bé bằng cách đặt bàn tay lên bụng bé rồi nhẹ nhàng xoa tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra bên ngoài.
Đây là phương pháp đơn giản giúp đẩy được lượng khí hơi trong dạ dày ra ngoài, khiến bé xì hơi nhiều hơn để giảm bớt cảm giác khó chịu và tiêu hoá tốt hơn.
Đối với trẻ đang uống sữa công thức, mẹ nên ưu tiên chọn những loại sữa chứa ít đường lactose để hạn chế tình trạng chướng bụng, xì hơi nhiều ở trẻ.
Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn được loại sữa phù hợp, như những sữa có chứa chất xơ, tính mát. Trong trường hợp không thật sự cần thiết, mẹ không nên cho bé uống sữa công thức từ quá sớm.
Bên cạnh đó, việc cho bé uống những loại men vi sinh để cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột giúp bé tiêu hoá tốt hơn cũng là cách cải thiện trạng về vấn đề tiêu hoá ở bé.
Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ không nên sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng tuỳ ý mà cần nhờ bác sĩ tư vấn để chọn được sản phẩm men tiêu hoá phù hợp nhất.
>>> Xem thêm:
- Bật mí cách chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản
- 8 Cách giải quyết tức thì cho trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi
Việc cho bé bú đúng cách cũng vô cùng quan trọng, mẹ nên dùng tay nhẹ nhàng đỡ đầu bé sao cho cao hơn dạ dày để hạn chế tình trạng bú hơi.
Có thể cho bé uống thử sữa chua phù hợp, sẽ giúp tiêu hoá được đường lactose và có nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột. Tuy nhiên, việc uống sữa chua phải tùy thể trạng và nên nhờ bác sĩ nhi khoa tư vấn thêm về vấn đề này.
Nếu trẻ sơ sinh bị sôi bụng nhưng vẫn ăn ngủ tốt và tình trạng này không kéo dài, mẹ nên cho bé ăn thực phẩm giàu chất xơ nếu đủ tuổi, kết hợp phương pháp chăm sóc, massage cho trẻ.
Nhưng nếu trẻ bị sôi bụng, xì hơi kéo dài, có thể kèm theo tình trạng tiêu chảy, người mệt mỏi, quấy khóc... thì cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.
Như vậy, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều. Tùy theo từng nguyên nhân, sẽ có cách giải quyết phù hợp khác nhau.
Nhưng nếu cha mẹ thấy tình trạng bé có vấn đề về đường tiêu hóa không rõ nguyên nhân hoặc kéo dài thì không nên chủ quan, nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.