Với nhiều phụ huynh, các thiết bị công nghệ giống như công cụ hữu hiệu để giúp họ trông con. Hành động tưởng chừng vô hại mà lại đem đến rất nhiều hệ lụy cho trẻ. Cha mẹ cần chú ý!
Dưới đây là tác hại của việc trẻ nghiện ti vi, điện thoại:
Thay đổi cấu trúc não
Một nghiên cứu của Trường Y Harvard cho thấy khi 5 tuổi, sự phát triển trí não của trẻ sẽ hoàn thiện khoảng 90%, gần bằng với người lớn. Do đó, giai đoạn 5 năm đầu của trẻ cũng là thời kỳ não bộ phát triển nhanh, nếu ngay từ đầu não bộ không được phát triển đầy đủ sẽ cản trở tới trí thông minh của trẻ.
Gây bệnh tự kỉ ở trẻ
Trẻ xem ti vi, điện thoại nhiều mất hứng thú với thế giới thực. Sử dụng điện thoại di động trong thời gian dài có thể làm trẻ mất đi liên kết với thế giới thực, ngày càng trở nên cô lập, không biết cách giao tiếp với người khác, ngại gặp gỡ mọi người và ngại kết bạn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ, và các bệnh tâm thần khác.
Trẻ trở nên lười biếng, không thích suy nghĩ
So với sách vở, các kích thích giác quan do điện thoại di động mang lại rất phong phú và nhiều màu sắc, thậm chí có thể chơi vui vẻ mà không cần chú ý. Trẻ em quen thụ động xem hết đoạn phim ngắn này đến đoạn phim ngắn khác, chú ý thụ động thay thế chú ý chủ động và khả năng chú ý tích cực giảm
Trẻ dễ có khả năng mắc các bệnh
Các bệnh về mắt: thói quen nhìn chằm chằm vào di động trong thời gian dài sẽ dễ khiến bé cảm thấy nhức mắt, khô mắt thậm chí mờ dần. Thói quen này có thể gây cận thị và các bệnh về mắt.
Nhiễm khuẩn: Các nhà khoa học thuộc Đại học Arizona (Mỹ) đã phát hiện ra rằng điện thoại di động mang nhiều vi khuẩn gấp 10 lần so với hầu hết các bồn cầu trong nhà vệ sinh.
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra các mầm bệnh nguy hiểm trên điện thoại di động, bao gồm Streptococcus, MRSA và thậm chí là E.coli. Chính vì thế, việc ăn uống sau khi sử dụng di động làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Bệnh tim mạch: những bức xạ phát ra từ điện thoại di động có thể gây ra những rối loạn chức năng tim.
Thoái hóa thần kinh và cong vẹo cột sống: các bức xạ có hại phát ra từ điện thoại di động có thể gây tổn hại DNA, từ dẫn tới thoái hóa thần kinh.
Lời khuyên của chuyên gia
Dựa trên các kết quả nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Y khoa trẻ em Mỹ và Hội Y khoa Canada cảnh báo không nên cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi tiếp xúc với thiết bị điện tử dưới bất cứ hình thức nào.
Với trẻ từ 3-5 tuổi thì hạn chế 1 tiếng/ngày, và từ 6-18 tuổi thì thời gian tiếp xúc chỉ nên ở mức 2 tiếng mỗi ngày.
Cha mẹ cũng nên xem ti vi cùng con để chọn chương trình phù hợp cũng như đặt những câu hỏi nhằm kích thích tư duy giúp trẻ phân biệt đúng sai và thu nhận những lợi ích mà ti vi mang lại.
Bên cạnh đó, các trò chơi vận động và các môn nghệ thuật sẽ giúp trẻ phát triển thể chất và tinh thần vui vẻ. Như vậy, trẻ cũng không còn nhiều thời gian dành cho các thiết bị thông minh và mang lại >sức khỏe, thể trạng tốt cho trẻ.