Dưới đây là 5 cách để mẹ bầu khỏe mạnh và không bị tăng cân quá đà.
1. Ngồi dậy bằng cách lăn sang một bên
Khi bụng mẹ bầu ngày càng lớn, gần như không thể ngăn cản các cơ bụng tách ra. Điều này xảy ra do áp lực của thai nhi đang lớn và nội tiết tố thay đổi khi mang thai. Mặc dù sự cơ bụng bị tách là vô hại nhưng nó có thể gây ra một số khó chịu và tạo “chỗ lồi”, khiến bụng bạn có vẻ to hơn. Để tránh bị cơ bụng nhiều, mẹ bầu hãy thử lăn người sang một bên khi rời khỏi giường hoặc ngồi dậy.
2. Giữ chai nước trong tầm với
Uống đủ nước là rất tốt cho sức khỏe cũng như giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Cụ thể, bà bầu sẽ cần từ 2.5- 3l nước mỗi ngày, tùy theo vào từng giai đoạn của thai kỳ. Sau tuần 27, chị em nên bổ sung thêm 500ml/ ngày để tránh nguy cơ sảy thai, sinh non.
Ngoài ra, có một cách đơn giản để biết có bầu nên uống bao nhiêu nước là đủ chính là quan sát màu sắc của nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm, hãy uống thêm nước.
Cuối cùng, nếu có triệu chứng táo bón, cơ thể mệt mỏi và hay chóng mặt, bà bầu hãy nên cố gắng uống nhiều nước hơn.
3. Tránh tư duy “ăn cho hai người”
Với suy nghĩ "mang thai là ăn cho hai người", các mẹ bầu thường cố gắng ăn nhiều. Điều này dẫn đến tình trạng "tăng cân không phanh". Đây là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, các vấn đề tim mạch, đột quỵ, vô sinh thứ phát, trầm cảm và một vài dạng ung thư khác.
Ngoài ra, thai nhi to quá mức cũng khiến việc chuyển dạ gặp khó khăn. Việc tăng cân quá nhiều trong quá trình mang thai khiến hành trình giảm cân sau sinh gian nan và kéo dài hơn.
Theo các chuyên gia, trong 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ chỉ cần nhu cầu năng lượng cơ bản như trước khi mang thai. Sau đó, mẹ bầu cần bổ sung thêm 200 kcal/ngày trong tam cá nguyệt thứ hai và thêm 300 kcal/ngày ở tam cá nguyệt thứ ba để đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi.
4. Dành thời gian để tập thể dục
Việc tập thể dục vô cùng quan trong trong thời kỳ mang thai. Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn và phù hợp có thể giúp mẹ bầu dễ sinh nở, bớt đau đẻ, giảm các triệu chứng ốm nghén, phòng ngừa tiểu đường và tăng huyết áp thai kỳ cũng như giúp bé sinh ra khỏe mạnh.
5. Bỏ qua đồ uống có đường
Có cảm giác thèm ăn khi mang thai là hoàn toàn an toàn. Nhưng ăn thức ăn nhanh và uống nước ngọt có đường thường xuyên sẽ không mang lại lợi ích gì cho sức khỏe của mẹ bầu. Nước ngọt có ít chất dinh dưỡng và nhiều calo. Nếu bạn uống đồ uống có đường thường xuyên, nó có thể khiến bạn tăng thêm vài cân.