Những năm gần đây, chị Vũ Quỳnh Anh, một dược sĩ tại Mỹ đã trở thành “cứu cánh” của nhiều mẹ bỉm có con bị biếng ăn tâm lý. Nhờ phương pháp của chị, mỗi bữa ăn của các bé thêm hào hứng, ngon miệng, và hơn tất cả là đẩy lùi nguy cơ biếng ăn, suy dinh dưỡng. Hành trình trở thành một tác giả của phương pháp chữa biếng ăn tâm lý ở trẻ em của chị Vũ Quỳnh Anh thực sự khiến không ít mẹ bỉm phải ngưỡng mộ.

PV 11:42 11/05/2022

Chào chị Quỳnh Anh, hành trình từ một dược sĩ đến tác giả phương pháp chữa biếng ăn tâm lý ở trẻ em có gì đặc biệt không?

Thực ra ngành dược và >dinh dưỡng cũng có liên quan vì đều là chăm lo cho >sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi phát triển phương pháp này, tôi nhận thấy mình được gần gũi hơn với nhiều trẻ em, cảm nhận rõ hơn tầm quan trọng và trách nhiệm của mình đối với các bé cũng như những mẹ bỉm tin tưởng tôi. Nhiều mẹ cập nhật sự thay đổi của bé cho tôi từng ngày, đây là một trong những điều tuyệt vời nhất tôi nhận được khi làm công việc này.

Động lực nào khiến chị lựa chọn công việc này?

Giống như nhiều mẹ bỉm khác, tôi cũng có con bị biếng ăn tâm lý. Bản thân tôi cũng phải trải qua gần một năm trời cùng con vật lộn với căn bệnh này. Thậm chí, con tôi còn không chịu ăn bằng thìa, tôi buộc phải nối ống hút cho bé ăn. Ngoài ra, bé cũng hay khóc, quấy và sợ hãi khi đến bữa ăn. Tôi hiểu rằng những mẹ bỉm có con bị biếng ăn phải trải qua những gì. Tôi mong muốn có thể chia sẻ những kiến thức giúp tôi vượt qua giai đoạn khó khăn này đến mọi người cũng như giúp các bé ăn ngoan, khỏe mạnh hơn.

Ảnh minh họa: Internet

Ban đầu tôi cũng lo ngại vì sợ rằng kiến thức của mình chưa phù hợp nên chỉ chia sẻ với bạn bè thân thiết. Tuy nhiên, sau khi nhận được phản hồi tốt của mọi người, tôi quyết định thành lập cộng đồng >Biếng ăn tâm lý ở trẻ em - BATLOTE để chia sẻ kiến thức đến các mẹ bỉm rộng rãi hơn.

Theo chị, đâu là việc khó nhất khi điều trị biếng ăn tâm lý ở trẻ em?

Theo tôi đó chính là định kiến của mỗi người mẹ. Việt Nam chúng ta có quan niệm trẻ em phải béo, mũm mĩm mới khỏe mạnh, dẫn đến việc nhiều bà mẹ cố nhồi nhét, ép các bé ăn để đạt số cân mong muốn. Vì vậy, nếu mẹ muốn chữa biếng ăn cho con, việc đầu tiên chính là cần buông bỏ tâm lý này, để con thoải mái ăn theo nhu cầu. Có như vậy, bé mới hào hứng khi đến bữa ăn và không bị sợ hãi khi nhìn thấy thìa cơm hay được mẹ xúc cho ăn.

Trong quá trình hỗ trợ các mẹ bỉm sữa, chị Quỳnh Anh có gặp trường hợp nào đặc biệt không?

Với tôi, mỗi bé đều đặc biệt theo một cách riêng vì mỗi bé có nhu cầu, khẩu vị ăn khác nhau. Chúng ta không thể áp dụng phương pháp một cách máy móc cho tất cả trẻ em. Mỗi khi hỗ trợ, tôi đều trao đổi với mẹ bé về thói quen, khẩu vị, biểu hiện của bé khi ăn cũng như tình trạng biếng ăn của bé. Qua đó, tôi lựa chọn cách chữa biếng ăn phù hợp nhất với thể trạng, cơ địa của bé. Hầu hết chỉ sau 7 - 10 ngày là bé sẽ giảm bớt triệu chứng biếng ăn và dần thoải mái hơn khi ăn. 

Tất nhiên cũng có những trường hợp bé cần nhiều thời gian hơn, nhưng hầu hết là do mẹ không kiên trì, trở lại thói quen nhồi nhét ở giữa liệu trình. Nếu mẹ nào vượt qua được giai đoạn này thì có thể thành công giúp con hết biếng ăn tâm lý.

Được biết sắp tới chị Quỳnh Anh sẽ ra mắt một cuốn sách liên quan đến chủ đề biếng ăn tâm lý ở trẻ em, chị có thể chia sẻ đôi điều về sản phẩm này được không?

Sau một thời gian vận hành cộng đồng và nhận được sự tin tưởng của nhiều mẹ bỉm, tôi nghĩ đến chuyện xuất bản sách. Những kiến thức tôi chia sẻ trong nhóm từng bị nhiều đối tượng ăn cắp, xào nấu và sử dụng để lừa đảo nhiều mẹ bỉm. Vì vậy, khi xuất bản sách với các quy định chặt chẽ về bản quyền, tôi hy vọng sẽ giảm được tình trạng trục lợi của các đối tượng xấu, cũng như giúp các mẹ yên tâm hơn trong việc áp dụng kiến thức chữa biếng ăn tâm lý ở trẻ em.

Xin cảm ơn chị Quỳnh Anh, chúc chị may mắn và thành công trên hành trình chữa biếng ăn tâm lý cho trẻ em Việt Nam!

Cộng đồng Biếng ăn tâm lý ở trẻ của Dược sĩ> Vũ Quỳnh Anh: 

https://www.facebook.com/groups/biengantamlyotre/?ref=share