Tình trạng đau bụng dưới thường gặp ở một số mẹ bầu gây lo lắng, bất an. Vậy tình trạng mang thai đau bụng dưới nguyên nhân vì sao và xử lý thế nào?
Ở nhiều phụ nữ mang thai, tình trạng đau bụng dưới không hiếm gặp và thường gây lo lắng bất an. Bởi một số trường hợp cơn đau bụng dưới là hết sức bình thường và không nguy hiểm. Ngược lại một số trường hợp đau bụng dưới là dấu hiệu của một số vấn đề nguy hiểm hơn. Vì vậy, bạn cần xác định mang thai đau bụng dưới nguyên nhân vì sao và xử lý thế nào?
Một số nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng >mẹ bầu bị đau phần bụng dưới như sau:
Sau khi trứng được thụ tinh sẽ di chuyển vào trong tử cung để thực hiện làm tổ. Quá trình này sẽ gây cảm giác bị đau bụng râm ran ở phần bụng dưới.
Vì vậy, nếu bạn bị >đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu thì rất có thể là do quá trình làm tổ của phôi thai. Quá trình này thường chỉ diễn ra trong vài ngày là kết thúc nên bạn có thể chú ý để nhận định rõ nguyên nhân có phải do thai bám vào tử cung và đang làm tổ hay không. Một số thời điểm, tuần đầu tiên, bạn có thể còn bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai.
Nhiều phụ nữ mang thai thường có xu hướng ăn nhiều hơn và gây táo bón, sình bụng. Đồng thời, khi bạn mang thai, lực ép của tử cung lên thành ruột lớn hơn, nồng độ progesterone tăng cao hơn dẫn tới tiêu hóa chậm hơn. Các yếu tố này dẫn tới phụ nữ mang thai đau bụng dưới bên trái, là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa.
Việc mẹ bầu tăng cân đột ngột khi mang thai sẽ khiến bụng bị căng tức. Đặc biệt là giai đoạn 6 tháng đầu, vùng bụng của bạn sẽ dễ bị tích mỡ thừa. Khi bụng bầu to hơn, các tế bào mỡ cũng sẽ thích nghi với sự lớn lên của tử cung. Vì vậy, hiện tượng đau bụng dưới râm ran dễ xảy ra. Bạn sẽ thấy có cảm giác gần như bị đau bụng kinh.
Trong giai đoạn 3 tháng giữa, sẽ có nhiều thời điểm bạn thấy bé đạp lên thành bụng mẹ khiến thành bụng căng cứng để đáp ứng lại. Vì vậy, bạn sẽ có cảm giác hơi đau râm ran vùng bụng dưới. Tuy nhiên, quá trình không kéo dài, và đây là dấu hiệu bé đang rất khỏe mạnh, bạn không nên lo lắng.
Không hiếm những trường hợp mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ, các dấu hiệu của bệnh bao gồm:
Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Vì vậy, nếu có dấu hiệu trên, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.
Đối với phụ nữ mang thai bị thừa cân quá nhiều, trên 35 tuổi hoặc đã có tiền sử bị sỏi mật thì bệnh này cũng có thể xảy ra. Cơn đau sỏi mật được coi là khá nghiêm trọng và tập trung ở ¼ phía trên bên phải của bụng. Nhiều trường hợp cơn đau có thể lan rộng về phía sau lưng.
Nguyên nhân nguy hiểm nhất đối với mẹ bầu khi mang thai bị đau bụng dưới là do tiền sản giật. Tiền sản giật có thể gây ra những tác động tiêu cực đến gan, thận, não và nhau thai. Sau 20 tuần mang thai, bạn cần được chẩn đoán tiền sản giật nếu bị huyết áp cao hoặc xảy ra tình trạng nước tiểu, gan và thận bất thường, đau đầu liên tục và dai dẳng.
Các triệu chứng của tiền sản giật mà bạn cần hết sức lưu ý bao gồm:
Đối với các trường hợp đau thông thường, nguyên nhân do sự thay đổi do thai kỳ hoặc do >dinh dưỡng thì mẹ chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống khoa học, giàu vitamin, rau xanh và chất xơ, cung cấp đủ dưỡng chất khác. Đồng thời, mẹ bầu cần có chế độ sinh hoạt hợp lý để giảm các triệu chứng đau bụng râm ran.
Các trường hợp nguy hiểm hơn, mẹ bầu cần gặp bác sĩ ngay nếu xảy ra tình trạng:
Khi đến gặp bác sĩ, bạn sẽ được xác định nguyên nhân để xử lý kịp thời. Bạn cần tránh để tình trạng kéo dài lâu ngày sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Trên đây là nguyên nhân và cách xử lý khi mang thai đau bụng dưới. Mẹ cần lưu ý xác định rõ nguyên nhân của triệu chứng là gì để có thể có phương pháp xử lý kịp thời và đến gặp bác sĩ khi cần thiết.