Vàng da ở trẻ sơ sinh là vấn đề khiến nhiều mẹ cảm thấy lo lắng. Vậy nguyên nhân vàng da là gì? Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?
Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến và thường sẽ biến mất sau khoảng 2-3 tuần. Tuy nhiên, nếu mẹ không tìm hiểu kỹ nguyên nhân khiến tình trạng thêm trầm trọng thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như điếc, bại não hoặc thậm chí là tử vong. Do đó vấn đề này thường khiến nhiều bố mẹ lo lắng không biết vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? hay vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này để giúp các mẹ hiểu rõ hơn.
Nhiều mẹ cảm thấy lo lắng không biết tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết. Hầu hết các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh là vàng da sinh lý. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể phát triển thành mức độ nặng hơn, còn được gọi là vàng da bệnh lý. Khi nồng độ bilirubin trong cơ thể ở mức cao có thể tăng nguy cơ bé bị điếc, bại não hoặc các tổn thương não khác. Đây cũng là lý do mà Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo tất cả trẻ sơ sinh phải được kiểm tra ngay khi có dấu hiệu bị vàng da.
Đối với trường hợp trẻ bị vàng da sinh lý thì tình trạng này sẽ hết trong khoảng 24 giờ sau khi sinh. Đa phần tình trạng vàng da sinh lý sẽ tự biến mất trong khoảng từ 2 đến 3 tuần tuổi, bé chỉ bị vàng da ở mức độ nhẹ.
Vàng da sinh lý thường không gây ra các triệu chứng bất thường ở trẻ như bỏ bú, mệt mỏi hoặc thiếu máu. Khi đó, nồng độ bilirubin trong máu bé không quá 12 mg% đối với trẻ sinh đủ tháng và không quá 14 mg% ở trẻ sinh non.Tốc độ tăng bilirubin trong máu bé sẽ không quá 5 mg% trong 24 tiếng.
Vàng da do bệnh lý thường xảy ra khi vàng da xuất hiện sớm. Bé bị vàng da kéo dài hơn 3 tuần. Mức độ vàng da nặng sẽ khiến bé bị vàng da ở mắt hoặc toàn thân. Đồng thời bé sẽ xuất hiện các dấu hiệu như mệt mỏi, co giật hoặc bỏ bú. Khi đó mẹ cần phải đưa bé đến khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
Do gan của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên dễ khiến nồng độ bilirubin cao và xuất hiện tình trạng vàng da.
Một số nguyên nhân khiến bé có nguy cơ cao bị vàng da:
Các nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh bao gồm:
Một trong những biểu hiện vàng da đầu tiên ở trẻ sơ sinh là màu vàng xuất hiện ở da và mắt trẻ. Màu vàng có thể bắt đầu xuất hiện ở mặt trong vòng 2 đến 4 ngày sau khi sinh rồi lan dần ra khắp cơ thể.
Mức độ bilirubin thường sẽ tăng đạt đỉnh khoảng từ 3 đến 7 ngày sau khi sinh. Khi dùng ngón tay ấn nhẹ vào da trẻ thấy có màu vàng, thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da.
Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh non tháng có diễn tiến nhanh và rất nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ khiến trẻ bị nhiễm độc thần kinh, có thể tử vong hoặc để lại các di chứng nặng nề.
Khi trẻ có dấu hiệu vàng da kéo dài hoặc bị vàng da nhạt, vàng nâu, vàng đậm... thì mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám >sức khỏe để biết được chính xác nguyên nhân gây vàng da. Vì sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất kém nên cần được chăm sóc kỹ lưỡng và bảo vệ tốt hơn hết. Không nên để bệnh vàng da kéo dài hoặc tự ý áp dụng các cách chữa dân gian thiếu cơ sở. Vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị về sau.
Hầu hết các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh là bình thường, nhưng đôi khi vàng da có thể là biểu hiện của những bệnh khác. Vàng da nặng sẽ làm tăng nguy cơ bilirubin đi vào não và gây tổn thương não vĩnh viễn.
>>> Xem thêm:
- Mách bạn mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp mẹ giải đáp được thắc mắc vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết cũng như hiểu rõ hơn về tình trạng này.