Vàng da là một căn bệnh dễ gặp ở trẻ sơ sinh, trong hầu hết trường hợp bệnh vàng da không có gì phải lo lắng, bệnh sẽ hết khi gan bé hoạt động bình thường trở lại.
- Ròng rã theo con bị viêm da cơ địa, gãi trầy da tróc vảy cũng không hết ngứa, mẹ Hà Nội đúc rút loạt kinh nghiệm xương máu dành cho hội chị em nuôi con nhỏ
- Bỏ túi ngay 4 mẹo dân gian đơn giản giúp trẻ mọc răng không bị sốt
Vàng da là một tình trạng phổ biến, thường gặp nhiều ở trẻ sinh non. Trẻ sơ sinh vàng da thường xảy ra do gan của bé chưa đủ trưởng thành để loại bỏ bilirubin trong máu. Trong một số trường hợp, một căn bệnh tiềm ẩn nào đó có thể gây vàng da.
Nguyên nhân gây bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh là do sự tích tụ của sắc tố bilirubin gây nên. Bilirubin là một sắc tố màu vàng được sản sinh ra trong máu khi các tế bào máu đỏ bị phá vỡ. Trẻ sơ sinh thường xuyên bị phá vỡ các tế bào máu đỏ để thay tế bào máu mới vì trước khi sinh, gan của mẹ đã làm công việc lọc chất bilirubin, nhưng sau khi sinh gan của trẻ lại chưa đủ phát triển để tự lọc bỏ hết bilirubin ra khỏi máu khiến lượng bilirubin càng tích tụ nhiều và gây vàng da cho trẻ sơ sinh.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: thiếu hụt enzyme, bé có sự thất thường về hồng cầu, nhiễm trùng, bầm tím khi sinh hoặc xuất huyết nội tạng nhiều.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị vàng da
Để phát hiện bệnh vàng da, cần quan sát màu da toàn thân của trẻ sau sinh 1-2 ngày dưới ánh nắng mặt trời. Bạn hãy dùng ngón tay ấn nhẹ lên vùng mặt, ngực, bụng, rốn, đùi, bàn chân, bàn tay của trẻ. Nếu thấy những vùng da bị ấn có màu vàng đậm thì đây là dấu hiệu cảnh giác.
Bệnh vàng da trẻ sơ sinh chia thành 2 mức độ:
- Mức độ nhẹ: Da vàng ở mặt nhưng trẻ vẫn bú tốt.
- Mức độ nặng: Da vàng sậm và lan xuống tay, chân. Trẻ quấy khóc, bỏ bú, nước tiểu ít dần, không đi ngoài phân su.
Biện pháp khắc phục tình trạng vàng da ở trẻ
Thường xuyên tắm nắng cho trẻ
Mẹ hoàn toàn có thể trị bệnh vàng da tại nhà cho trẻ bằng cách cho con tắm nắng mỗi ngày. Khoảng thời gian thích hợp để làm điều này là từ 7-7h30 mỗi sáng, bạn nên đặt trẻ ở gần cửa sổ nơi có ảnh nắng dịu của mặt trời tầm 10-20 phút.
Bú sữa mẹ
Cho trẻ bú sữa mẹ là một trong những phương pháp tự nhiên hiệu quả nhất để điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Vì trong sữa mẹ có chứa vài loại dưỡng chất quan trọng giúp các cơ quan chức năng của cơ thể trẻ phát triển. Việc cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên nhiều lần trong ngày có thể giúp cơ thể trẻ thải loại bilirubin thừa ra khỏi cơ thể và nhờ thế sẽ giảm triệu chứng vàng da.
Nước ép lúa mì
Cỏ lúa mì có thể giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi em bé. Do đó, mẹ có thể uống nước ép lúa mì trước khi cho bé bú, như vậy bé sẽ nhận được sữa từ mẹ giúp đẩy lùi bilirubin ra khỏi cơ thể và nhanh chóng hết bệnh vàng da.
Phương pháp chiếu đèn
Đây là phương pháp phổ biến, an toàn nhất trong việc điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh. Tùy vào mức độ và xác định bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian chiếu đèn cho các bé vàng da. Với phương pháp trị liệu bằng ánh sáng, bé sẽ được đặt trên một chiếc giường đặc biệt dưới ánh sáng màu xanh, và dưới tác động của luồng ánh sáng này chất Bilirubin biến thành chất không độc. Chúng được bài tiết qua đường tiểu hoặc đường tiêu hóa.