Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản là tình trạng phổ biến và thường gặp. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý để có thể nhận biết bệnh ở trẻ sớm và điều trị kịp thời.
Viêm phế quản là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh, thường kéo dài liên tục 2-3 tuần tùy theo thể trạng ở mỗi trẻ. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến >sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, các mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu cũng như có cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phế quản đúng cách. Vậy bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh như thế nào? hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng các đường dẫn không khí lớn đến phổi (còn được gọi là phế quản). Khi trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh, đau họng hoặc nhiễm trùng xoang mũi sẽ có thể tạo cơ hội cho virus xâm nhập phế quản. Đây được xem là nguyên nhân khiến đường hô hấp của trẻ bị dịch ngày làm tắc nghẽn, viêm và sưng lên.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có thể là mãn tính hoặc cấp tính. Đối với viêm phế quản cấp tính thường diễn ra trong thời gian ngắn, trong khi đó viêm phế quản mạn tính có thể kéo dài từ vài tháng tới nhiều năm.
Sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây viêm phế quản, thường sẽ phải đến khoảng từ 24 – 72 giờ trẻ sơ sinh mới xuất hiện các triệu chứng của bệnh.
Thông thường hầu hết các trẻ sơ sinh khi bị viêm phế quản sẽ có các dấu hiệu nhận biết sau đây, các mẹ nên chú ý:
Tình trạng viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, một số nguyên nhân phổ biến thường gặp đó là:
Trẻ sơ sinh được biết là có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu vì vậy cơ thể của các bé rất dễ bị cảm. Điều này tạo cơ hội cho các tác nhân gây ra viêm phế quản phát triển. Đặc biệt là vào giai đoạn giao mùa, thời tiết thay đổi tạo thời cơ thích hợp cho các virus xâm nhập cơ thể trẻ gây viêm nhiễm niêm mạc họng.
Đối với một số trẻ có hệ hô hấp hoặc da nhạy cảm khi vô tình bị chạm vào lông thú nuôi, phấn hoa, bụi mịn trong nhà, nước hoa, khói thuốc lá…. Đây đều là những thứ có thể gây kích ứng niêm mạc họng của trẻ, dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp và gây nên bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh.
Trong giai đoạn 6 tháng đầu sau khi sinh, hầu hết các trẻ đều bú mẹ nên thừa hưởng những kháng thể từ mẹ giúp ngăn chặn hiệu quả vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, khi cơ thể mệt mỏi sẽ là lúc sức đề kháng của trẻ kém đi tạo điều kiện cho virus tăng độc tính khiến trẻ bị nhiễm bệnh.
Khi trẻ sơ sinh bị viêm phế quản, cha mẹ không nên quá lo lắng mà hãy lưu ý một số điều sau đây để giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh:
Do sức đề kháng còn yếu nên trẻ sơ sinh rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây ra nhiều bệnh. Vì vậy, để bảo sức khỏe cho trẻ các mẹ cần chú ý và chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. Hy vọng với những thông tin chia sẻ về tình trạng trẻ sơ sinh bị viêm phế quản sẽ giúp các mẹ có thể chăm sóc trẻ tốt hơn.