Trẻ ho có đờm không sốt có sao không và cách khắc phục

Nuôi dạy con 14/03/2020 07:00

Khi trẻ ho có đờm không sốt là triệu chứng không bình thường khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Liệu có nguy hiểm không và làm sao để bé hết ho? Cùng tìm hiểu ngay!

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng còn yếu. Do đó, bé dễ gặp các vấn đề không tốt về hô hấp. Trong đó, hiện tượng trẻ ho có đờm không sốt khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Tình trạng này khiến bé cực kỳ khó chịu, dễ bị nôn trớ hay thậm chí là bỏ ăn.

Một số người cho rằng rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh viêm phổi phổ biến ở trẻ sơ sinh. Vậy trẻ ho có đờm không sốt là dấu hiệu của bệnh gì? Và mẹ phải làm sao để khắc phục tình trạng này? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau!

Tre ho co dom khong sot 1
Trẻ ho có đờm không sốt là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ - Ảnh minh họa: Internet

Hiện tượng trẻ ho có đờm không sốt

Khi cổ họng có đờm hay dị vật, cơ thể bé sẽ phản ứng lại để giúp đẩy chúng ra ngoài bằng cách ho. Trẻ ho có đờm nhưng không sốt, trẻ ho nhiều, khò khè là một hiện tượng tự nhiên và không hề liên quan đến các bệnh lý về đường hô hấp. Thông thường, trẻ bị ho có đờm nhưng không sốt có thể là triệu chứng của một số bệnh lý sau:

  • Viêm tiểu phế quản: Triệu chứng của bệnh này là trẻ ho có đờm, hơi thở khá nhanh, thở khò khè và thậm chí khó thở.
  • Trào ngược dạ dày: Biểu hiện là thở khò khè hoặc đứt quãng, ho khan. Bé có thể ho nhiều sau khi ăn xong hoặc khi nằm xuống.
  • Viêm tắc thanh quản: Dấu hiệu là tiếng ho nghe khô khốc, hơi chát, đặc biệt nặng vào ban đêm.
Tre ho co dom khong sot 2
Trẻ ho có đờm không sốt có thể mắc viêm tắc thanh quản - Ảnh minh họa: Internet
  • Hen phế quản: Biểu hiện là ho lâu, dai dẳng, khò khè, nặng hơn khi trời tối đêm, có thể kéo dài hơn 10 ngày.
  • Ho gà: Dấu hiệu là ho khan và nhanh, tiếng ho khô khốc. Khi bé hít mạnh sẽ tạo ra âm thanh thé thé giống như tiếng gà.
  • Một số bệnh lý khác như: Viêm xoang, cảm lạnh, dị ứng hay nôn trớ nhiều. Cũng có thể là do bé hít phải khí thải, thức ăn độc hại hay dị vật nhỏ mắc vào họng.

Bé ho có đờm thở khò khè nhưng không sốt phải làm sao?

Muốn giúp bé giảm ho, đặc biệt là vào ban đêm, mẹ cần phải tìm hiểu nguyên nhân chính xác là gì. Từ đó, sẽ có phương pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc vài cách khắc phục tình trạng trẻ ho có đờm không sốt.

Chữa ho bằng các loại thảo dược tự nhiên

Bố mẹ có thể dùng các loại thảo dược tự nhiên để chữa ho cho bé như gừng, lá hẹ, tắc (quả quất) hấp đường phèn, mật ong và lá húng chanh, hoa hồng trắng, kha tử, siro chữa ho từ những loại thảo dược tự nhiên,....

Tre ho co dom khong sot 3
Sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để chữa ho cho bé - Ảnh minh họa: Internet

Trị ho bằng các loại thảo dược tự nhiên vừa hiệu quả lại vừa an toàn cho trẻ. Các loại thảo dược có công dụng trị ho, tiêu đờm, chống viêm, kháng khuẩn cực kỳ tốt. Với những trường hợp trẻ bị nôn trớ trong khi ho mà không hề bị sốt, bố mẹ cần áp dụng phương pháp cho bé sử dụng tinh dầu gừng giúp làm ấm họng, giảm ho và giảm nôn trớ cho trẻ.

Chữa ho bằng nước muối sinh lý

Bên cạnh các loại thảo dược thiên nhiên, việc vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý sẽ giúp mũi được thông thoáng, tiêu đờm và nhanh khỏi ho.

Tre ho co dom khong sot 4
Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho bé - Ảnh minh họa: Internet

Không nên cho bé ăn gần với giờ đi ngủ

Nếu trẻ bị ho nhiều, ho có đờm lâu ngày không khỏi nhưng không sốt, rất có thể trẻ đã bị trào ngược dạ dày. Do đó, bố mẹ cần chú ý không nên cho bé ăn quá gần với giờ đi ngủ kẻo làm hại bé. Hầu hết với những trường hợp bé ăn quá sát với giờ đi ngủ, thức ăn sẽ không được tiêu hóa kịp, dịch vị dạ dày tiết ra nhiều. 

Do đó, bé đi ngủ ngay sẽ dễ bị chướng bụng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ dạ dày bị yếu đi, không khép kín được miệng trên của dạ dày, khiến dịch ứ đọng lâu trong dạ dày sẽ trào ngược lên, tràn vào thành của thanh quản, gây ho hoặc nôn trớ.

Tre ho co dom khong sot 5
Không nên cho bé ăn sát giờ đi ngủ - Ảnh minh họa: Internet

Bởi vậy, cách tốt nhất giúp bé bớt ho nhiều ban đêm là cho trẻ ăn ít nhất 1 tiếng trước khi đi ngủ.

Cách chăm sóc trẻ ho kéo dài không sốt

Cha mẹ cần đảm bảo cho bé một chế độ ăn uống khoa học và giờ giấc sinh hoạt hợp lý. Cụ thể là:

  • Cho bé ăn đồ ăn loãng như cháo, súp, đồ dễ tiêu.
  • Cho bé uống nhiều nước trong ngày.
  • Không cho bé ăn thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua,... làm cho trẻ bị ho nhiều.
  • Không nên cho bé ra ngoài nhiều, nên đeo khẩu trang khi đi ra đường.
  • Không cho bé tiếp xúc với nơi có không khí ô nhiễm, khói bụi hay khói thuốc.
  • Khi cho bé ngủ, hãy kê cao gối sao cho đầu bé cao hơn thân. Điều này sẽ giúp ngăn đờm chảy xuống cổ họng, gây ho.
Tre ho co dom khong sot 6
Kê cao gối cho bé khi ngủ - Ảnh minh họa: Internet
  • Giữ ấm cho trẻ khi ngủ để tránh trẻ bị ho về đêm, không để gan bàn chân, bụng hoặc cổ bé bị hở, dễ nhiễm lạnh.
  • Nếu thấy bé ho nhiều kéo dài hơn 1 tuần mà không hề sốt, kèm theo khó thở, sổ mũi thì hãy cho bé đi khám kịp thời.
  • Không tự ý cho bé dùng thuốc kháng sinh.

Khi nào thì bé cần gặp bác sĩ?

Khi thấy bé xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, bố mẹ hãy cho trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra kịp thời:

  • Nôn mửa liên tục, trẻ ho nhiều ngày không khỏi.
  • Ho ra đờm dính máu.
  • Khó nuốt thức ăn.
  • Khó thở, khò khè, đau tức ngực.
  • Nói chuyện thều thào, nhỏ.
  • Móng tay và môi tím tái.
  • Người ốm yếu.

Hy vọng những thông tin trong bài viết giúp các bậc phụ huynh hiểu được phải làm gì khi trẻ ho có đờm không sốt. Mong rằng những chia sẻ trên có thể giúp bố mẹ chăm sóc con mình tốt hơn.

6 mẹo dân gian trị ho đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhanh chóng

Ho đờm là bệnh xảy ra rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Vậy làm thế nào để trị ho đờm cho trẻ sơ sinh? Mẹ hãy xem ngay 6 mẹo dân gian dưới đây.

TIN MỚI NHẤT