Trong những năm tháng đầu đời của trẻ nhỏ, việc chăm con bằng sữa mẹ là một trong những yếu tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với việc bận rộn, mẹ đôi khi không thể túc trực bên con để có thể trực tiếp cho con bú. Chính vì thế, tích trữ sữa mẹ được xem là giải pháp tất yếu được nhiều mẹ áp dụng. Vậy cách vắt sữa mẹ bằng tay như thế nào là đúng cách? Và việc vắt sữa bằng tay có làm mất sữa?
Không chỉ cho bé hưởng những lợi ích có từ sữa mẹ, việc thường xuyên áp dụng >cách vắt sữa mẹ bằng tay cũng giúp mẹ hạn chế được tình trạng căng sữa, tắt tia sữa gây khó chịu. Hiện nay, với sự ra đời của hàng loạt loại máy hút sữa, việc vắt sữa không còn là điều quá khó khăn với mẹ. Tuy vậy, nếu mẹ mẹ vẫn thích phương pháp truyền thống, mẹ có thể thử cách vắt sữa mẹ bằng tay theo hướng dẫn dưới đây.
Là một trong những nguồn cung cấp >dinh dưỡng chính cho trẻ trong những năm tháng đầu đời. Sữa mẹ là thức ăn dinh dưỡng cho trẻ từ khi ra đời cho đến hết 1 tuổi. Chính vì vậy, cách vắt sữa mẹ bằng tay và bảo quản sữa là một trong những vấn đề quan trọng là mẹ cần phải lưu ý để đảm bảo sữa khi đi ra môi trường ngoài vẫn vẹn nguyên giá trị dinh dưỡng.
Để vắt sữa mẹ, bạn cần chuẩn bị trước bình sữa đã được làm sạch, tiệt trùng sơ qua với nước sôi. Sau khi rửa sạch bình, mẹ lấy khăn lau thấm bớt lượng nước thừa hoặc để ráo tự nhiên. Chuẩn bị thêm một túi đựng sữa chuyên dụng để đảm bảo sữa được bảo quản tốt ở môi trường bên ngoài. Dùng khăn mềm và thấm cùng với nước ấm để lau qua bầu vú trước khi thực hiện vắt sữa. Trước khi vắt sữa có thể massage quanh bầu vú nhẹ nhàng, đây chính là cách kích sữa bằng tay để dễ vắt hơn.
Nhiều mẹ thắc mắc liệu rằng sau khi áp dụng cách vắt sữa mẹ bằng tay thì “Sức bền” của sữa mẹ sẽ được bao lâu. Trên thực tế, thời gian bảo quản sữa mẹ có thể khiến bạn bất ngờ. Việc bảo quản sữa mẹ không chỉ giúp phục vụ cho việc mở rộng “kho” dự trữ thức ăn cho con mà còn giúp đảm bảo >sức khỏe cho bé khi thưởng thức sữa. Để giữ được sữa mẹ lâu trong môi trường bên ngoài, mẹ có thể áp dụng theo các cách dưới đây.
Thông thường, sữa mẹ không còn tươi ngon nếu để vài giờ trong môi trường nhiệt độ thường. Trong khi đó, sữa mẹ có thể giữ nguyên độ an toàn tận 6 giờ sau khi vắt ra. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cao, tốt hơn hết, mẹ nên bảo quản lạnh sữa càng sớm càng tốt, tốt nhất trong 4 giờ sau khi vắt.
Ngay cả khi du lịch, không thể chở theo tủ lạnh cồng kềnh, bạn có thể trữ sữa trong túi cách nhiệt, bỏ vào đó một túi chứa gel làm lạnh. Sữa mẹ có thể sử dụng được trong 24 giờ nếu như được bảo quản theo phương pháp này. Một khi được để lạnh, sữa mẹ sẽ vẫn ngon đến tận 2-3 ngày sau. Và mẹ có thể để sữa đông đá để giúp giữ được chất lượng lâu hơn, thậm chí là kéo dài đến 2-3 tuần.
Thời gian bảo quản sữa mẹ sẽ được tăng lên nếu như sữa mẹ được đặt ở vị trí sâu phía trong tủ lạnh thay vì để ngay nơi cánh cửa. Đối với những loại tủ lạnh chỉ có 1 cánh cửa chung cả ngăn đá lẫn các ngăn còn lại, sữa mẹ bảo quản đông lạnh sẽ giữ được độ tươi cho đến 2-3 tuần. Nếu gia đình bạn sử dụng chiếc tủ lạnh 2 cánh, có cửa riêng cho ngăn đá và ngăn lạnh thông thường, sữa mẹ thậm chí được bảo quản lâu lên đến 3 tới 6 tháng. Còn nếu sữa được dự trữ trong một chiếc tủ kem, hạn sử dụng có thể tăng lên 6 đến 12 tháng.
Trong quá trình áp dụng cách vắt sữa mẹ bằng tay, để sữa có thể chạy ra nhanh và không làm tắt ti sữa hay khiến mẹ cảm thấy đau đớn, hãy lưu ý những vấn đề như:
Ngày nay, với sự ra đời của nhiều sản phẩm máy vắt sữa, vừa nhanh chóng, vừa tiện lợi, nhiều mẹ không dùng cách vắt sữa truyền thống nữa vì cho rằng vắt sữa bằng máy nhanh chóng, vệ sinh hơn. Tuy nhiên, đừng so sánh vắt sữa bằng tay hay máy tốt hơn vì trên thực tế việc cả hai cách lấy sữa này đều mang kết quả như nhau. Ngoài ra, việc vắt sữa mẹ bằng tay còn đem đến nhiều lợi ích cho cả mẹ lẫn bé:
Hi vọng, với những thông tin về cách vắt sữa mẹ bằng tay, những nguyên tắc trong quá trình vắt sữa sẽ giúp mẹ có được phương pháp vắt sữa đúng cách, tránh việc tổn thương các mô mỏng manh quanh bầu vú của mẹ trong quá trình thực hiện vắt sữa cho bé.