Dậy thì sớm là tình trạng rất đáng lo ngại đối với trẻ em hiện nay, do những ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và tâm sinh lý của trẻ.
Một chế độ ăn phong phú, đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu rau củ quả, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn sẽ giúp loại bỏ nguy cơ béo phì và >dậy thì sớm ở trẻ.
Bữa ăn không nên thừa chất, chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, chất tạo màu mà nên cho con ăn một chế độ cân bằng, có đủ 4 nhóm chất là chất đạm, chất béo, tinh bột, rau củ...
Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo và có hàm lượng đường cao. Lưu ý chọn các thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua thực phẩm trôi nổi không uy tín, thực phẩm chứa hormone tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới sinh lý của trẻ.
Tăng cường vận động cho trẻ
Cha mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên, tạo thói quen tập thể dục cho trẻ.
Trẻ nên tập luyện thể dục ít nhất là 30 phút mỗi ngày vừa giúp rèn luyện >sức khỏe vừa có lợi cho việc tích lũy kỹ năng sống cho trẻ. Các môn thể thao như bơi lội, cầu lông, nhảy dây, đá bóng, đá cầu...rất phù hợp để trẻ >luyện tập mỗi ngày.
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với estrogen và testosterol
Bố mẹ không nên cho con sử dụng kem, thuốc, thực phẩm có chứa các thành phần liên quan đến hormone sinh dục.
Với những trẻ xuất hiện những hiện tượng dậy thì sớm thì bố mẹ nên cho con đi khám để nhận được tư vấn của bác sĩ, giúp điều chỉnh lối sống, sinh hoạt để bảo vệ sự phát triển lành mạnh cho con.
Kiểm soát cân nặng cho trẻ
Kiểm soát cân nặng cho trẻ, tránh tình trạng béo phì ở trẻ. Đồng thời, nên khích lệ để con tập thể dục, ra ngoài vận động và giao lưu bạn bè, tránh để bé ở một mình trong phòng, xem phim và đọc sách có nội dung dành cho người lớn.