Sinh con ra được khỏe mạnh và bình thường là đều mà bất cứ bà mẹ nào cũng mong ước, thế nhưng đứa bé dưới đây khi sinh ra đầu bé lại dài “bất thường” khiến cả nhà lo lắng.
- Mẹ bầu bị sảy thai ở tuần thứ 20 vì món ăn quen thuộc trong tủ lạnh
- Dạy con trong gia đình: Nên nghiêm khắc hay dân chủ?
Người mẹ phải mang thai 9 tháng 10 ngày rất vất vả chỉ mong giây phút được nhìn thấy con chào đời bình an, mạnh khỏe. Tuy nhiên đối với người mẹ này thì không nhưng thế. Đó là một thai phụ người Đài Loan vừa sinh con gái có “ngoại hình đặc biệt”.
Cụ thể một sản phụ sinh con tại khoa phụ sản của Bệnh viện Chang Gung Memorial ở Đài Bắc, Đài Loan, chia sẻ trên mạng xã hội câu chuyện mà họ gặp phải, đính kèm một vài bức ảnh của một bé gái sơ sinh khiến mọi người đều bất ngờ.
Ngay cả khi người bà lần đầu gặp cháu gái mình cũng lo lắng hỏi bác sĩ vì sao đầu cháu mình quá dài như đang đội mũ. Họ lúng túng không biết phải nên làm gì.
Tuy nhiên trái ngược với sự lo lắng của gia đình, bác sĩ cho biết gia đình không cần phải lo lắng “cái mũ” trên đầu đứa trẻ sẽ biến mất trong vài ngày tới. Và sự thật là chỉ sau 3 ngày, đầu bé gái đã trở lại kích thước bình thường giống như bao đứa trẻ sơ sinh khác.
Theo bác sĩ cho biết đây là tình trạng bướu huyết thanh và là hiện tượng rất bình thường với trẻ sinh tự nhiên. Tình trạng này làm cho trẻ bị sưng hoặc phù nề da dầu, nhưng nó được đánh giá là vô hại và sẽ dần dần tự khỏi.
Bướu huyết thanh là gì?
Bướu huyết thanh là sự sưng hoặc phù nề của da đầu trẻ sơ sinh, xuất hiện dưới dạng cục u hoặc khối sưng trên đầu ngay sau khi sinh. Tình trạng này là do áp lực đặt lên đầu trẻ sơ sinh trong khi sinh, nhưng nó không ảnh hưởng đến não hay xương sọ.
Nguyên nhân dẫn đến bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh
Bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh thường được gây ra bởi áp lực đặt lên đầu trẻ khi nó đi qua lỗ cổ tử cung và vào ống âm đạo. Áp lực này được tạo ra bởi thành âm đạo và căng cơ tử cung.
Một tình trạng khác có thể xảy ra gọi là bướu máu. Tình trạng này là do chất lỏng tích tụ thường sâu hơn ở da đầu và chủ yếu bao gồm máu từ các mạch máu bị vỡ. Bướu máu gây ra bởi áp lực từ xương chậu của người mẹ lên hộp sọ của em bé trong khi sinh hoặc sử dụng các dụng cụ sinh.
Một số yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ phát triển bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh bao gồm:
- Vỡ ối sớm
- Lượng nước ối trong tử cung ít
- Sinh em bé lần đầu
- Co thắt Braxton-Hicks
- Thời gian quá trình chuyển dạ kéo dài
- Vị trí của thai nhi, chẳng hạn như đầu hướng xuống dưới
- Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ sinh trong quá trình sinh nở chẳng hạn như kẹp, hút.