Cua biển là thực phẩm giàu dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe trẻ nhỏ. Nhưng nếu mẹ không biết cách nấu cháo cua biển cho bé, món ăn lại dễ bị tanh và khó ăn.
Cách nấu cháo cua biển cho bé sao không tanh và đảm bảo >dinh dưỡng là điều mà nhiều bà mẹ cực kỳ quan tâm. Trên thực tế, cháo cua biển là món ăn không quá phức tạp trong cách chế biến, chỉ cần nắm được một vài bí quyết sẽ có thể tạo nên những bát cháo vô cùng thơm ngon. Hãy cùng Phunugiadinh tìm hiểu các công thức nấu cháo với cua biển trong bài viết sau.
Cháo cua biển luôn là món ăn mà các mẹ thường nghĩ đến đầu tiên khi lên thực đơn cho bé yêu. Món ăn này không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của trẻ.
Cua biển là thực phẩm chứa nhiều canxi, dưỡng chất cực kỳ cần thiết cho sự phát triển hệ xương và răng của trẻ nhỏ. Theo nhiều nghiên cứu, thịt cua biển chứa một lượng lớn protein dễ tiêu hóa, giúp bé tăng cân nhanh. Bên cạnh đó, cua biển còn chứa nhiều axit béo omega-3 vô cùng có lợi cho quá trình phát triển não bộ của trẻ.
Một số khoáng chất có trong cua biển như kẽm, crom và selen có tác dụng cân bằng cơ thể, tăng cảm giác ngon miệng cho bé. Ngoài ra, thịt cua biển còn chứa vitamin A, C giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật đồng thời cải thiện thị lực. Đặt biệt, bạn không cần phải lo lắng nếu cho bé ăn cua biển bởi lượng thủy ngân trong loại thực phẩm này ít hơn so với cá biển. Do đó, thực phẩm này được xem là an toàn với trẻ nhỏ.
Trước khi bắt tay vào từng công thức nấu cháo cua biển cho bé, các mẹ nên biết được thời gian nào có thể bắt đầu cho bé làm quen với cháo cua biển. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên có thể bắt đầu làm quen với cháo cua. Tuy nhiên, lượng ăn sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi:
Để có được một món cháo cua biển bổ dưỡng, thơm ngon nhất, bạn nên chọn những con cua biển nặng, chắc thịt, khỏe mạnh, nhanh nhẹn nhất. Bạn nên mua cua sống về tự sơ chế, tránh mua cua ngộp hay đã bị ướp đá vì thịt của chúng thường không ngon.
Ngoài ra, bạn cần chú ý chọn những con cua còn đủ chân và càng. Chân cũng cần gắn chặt vào chân, mai cua còn nguyên vẹn. Nếu muốn ăn cua nhiều thịt, bạn nên chọn cua đực, còn cua cái tuy ít thịt nhưng nhiều gạch hơn.
Cách làm cua biển nấu cháo cho bé cũng khá đơn giản. Sau khi mua về, bạn cần làm sạch kỹ cua, sau đó cho vào nồi luộc. Chờ cua nguội thì bỏ hết phần yếm và vỏ, chỉ giữ lại phần thịt cua. Trong quá trình tách vỏ cua, bạn cần đảm bảo thịt cua không còn lẫn vỏ, nếu không sẽ khiến bé dễ bị xước miệng hoặc hóc trong quá trình ăn cháo.
Có thể kết hợp cua biển với nhiều loại rau củ để nấu thành những món cháo đầy đủ dưỡng chất, cụ thể như cà rốt, bí đỏ, mồng tơi, rau ngót,… Tùy theo sở thích cũng như độ tuổi của bé để chọn loại rau củ cho phù hợp. Dưới đây là một số công thức nấu cháo cua biển cho bé mà bạn có thể áp dụng:
Rau ngót giàu vitamin nhóm B, vitamin C và đạm, giúp tăng cường sức đề kháng và phòng chống bệnh tật. Nguyên liệu để nấu món cháo cua biển rau ngót gồm có: 50g thịt cua biển, cháo trắng ninh nhừ, rau ngót, nước mắm, dầu ăn và một số gia vị khác.
Cách thực hiện:
Cà rốt giàu beta-carotene, có khả năng chuyển hóa thành vitamin A cực kỳ tốt cho mắt khi được cơ thể hấp thụ. Nguyên liệu nấu cháo gồm có: 100g thịt cua, 1 củ cà rốt, nửa bắp ngô, 1 nhánh rau mùi, 1 củ hành khô, gạo tẻ, gia vị (đường, hạt nêm, dầu ăn, muối).
Cách thực hiện:
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ với bạn đọc những cách nấu cháo cua biển cho bé cực kỳ thơm ngon, bổ dưỡng và dễ làm. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn!