Hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về thời điểm bắt đầu ăn dặm cho bé. Nhiều ý kiến cho rằng, có thể bắt đầu cho bé ăn dặm từ 6 tháng, nhưng cũng có ý kiến cho rằng, nên cho bé ăn dặm từ 3 tháng trở đi.
- Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh thế nào mới là đúng cách và an toàn nhất?
- Nhiều bé bị thủng thực quản, tụ mủ sau họng, khó thở dữ dội vì cha mẹ cho ăn dặm như thế này
Theo trang NHS - trang web về sức khỏe có lượng truy cập lớn nhất nước Anh - ngoài thời điểm bé được 6 tháng, khi bé có một số biểu hiện sau thì chúng ta nên bắt đầu cho bé ăn dặm:
Biểu hiện cho biết thời điểm bắt đầu ăn dặm gồm:
- Bé có thể tự ngồi được và giữ cứng cổ
Bé ngồi vững rất có ý nghĩa đối với việc ăn dặm của bé, vì khi bé ngồi vững, mẹ sẽ yên tâm hơn cho bé ăn dặm mà không phải quá lo lắng về nguy cơ sặc hóc khi cho bé ăn.
- Bé có thể phối hợp nhịp nhàng giữa mắt, tay và miệng
Lúc này, bé có thể nhìn thấy thức ăn, giơ tay chộp, nắm lấy thức ăn và tự đưa thức ăn vào miệng.
- Bé biết nhai thức ăn, mất phản xạ đẩy lưỡi và không tự động dùng lưỡi đẩy thức ăn ra ngoài
Biểu hiện này rất quan trọng bởi nó cho thấy bé đã sẵn sàng với những loại thức ăn cứng, ngoài sữa.
- Bé thích ăn và thường cố chộp lấy thức ăn cho vào mồm.
Lúc này, bé rất thích nhìn người khác ăn, thường có phản xạ như đang nhai tóp tép. Ngoài ra, đồ ăn thường khiến bé hào hứng thấy rõ.
Ngoài ra, còn một biểu hiện nữa mà ba mẹ cần chú ý khi quyết định cho bé ăn dặm. Đó là bé tăng đột ngột các hoạt động thể chất. Từ nằm yên, chỉ ngọ nguậy chân tay, chơi đùa với các đồ chơi được treo trước mặt, bé bắt đầu lật người, trườn bò, tìm cách đứng dậy, hoạt động nhiều hơn trước rất nhiều. Chính sự gia tăng đột biến các hoạt động thể chất này là điều kiện quan trọng cho việc ăn dặm. Đó là tín hiệu cho thấy lúc này chỉ nuôi bé bằng thực phẩm lỏng sẽ không đủ.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, chỉ cho bé ăn dặm khi những biểu hiện này không có liên quan tới việc bé bị bệnh, bé đau răng, hay bé bất chợt thay đổi thói quen hàng ngày.