Con bạn đã đến tuổi ăn dặm nhưng lần đầu làm mẹ bạn khá băn khoăn không biết cho bé ăn như thế nào là phù hợp với thể trạng bé thì xin mách bảo với các mẹ bỉm sữa thực đơn ăn dặm cho bé từ 5 đến 7 tháng tuổi theo từng giai đoạn.
Thực đơn ăn dặm cho bé theo từng giai đoạn là hữu ích cho các mẹ bỉm bỏ túi để chăm sóc cho bé tốt hơn. Đồng thời giúp bé phát triển toàn diện trí não và thể chất. Nào, đã đến lúc bạn cần sưu tầm các >món ăn cho bé khi thấy con yêu có các dấu hiệu muốn ăn dặm như nhai tóp tép trong miệng, đùn lưỡi liên tục, thích thú nhìn miệng người lớn nhai thức ăn hoặc nhu cầu >dinh dưỡng của bé tăng nhanh như bú no vẫn đòi bú tiếp và hay thức giấc đòi bú lúc nửa đêm.
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi bắt đầu khi con yêu có khả năng ngồi và bắt đầu ngồi vững. Học ăn thô cũng là bước đánh dấu mốc phát triển quan trọng cho trẻ. Lần đầu nên cho con ăn thức ăn loãng, dần dần mới tăng độ đặc. Bạn sẵn sàng với các thực đơn sau để bé tập làm quen với thế giới ăn uống thông thường nhé!
Nguyên liệu:
- 20 g cà rốt
- Cháo trắng đã rây mịn
Cách làm:
- Cà rốt thái lát mỏng đem hấp chín nhừ sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian cho mẹ. Bỏ cà rốt vào cái rây, dùng thìa miết kỹ, lọc lấy phần cà rốt mịn.
- Trộn đều hỗn hợp 15-20 ml cà rốt với khoảng 30 ml cháo trắng đã rây.
Nguyên liệu:
- 1/4 quả táo. Nên chọn táo hữu cơ loại ngọt tại các cửa hàng nhập khẩu để món ăn ngon hơn.
- Cháo trắng.
Cách làm:
- Táo thái hạt lựu, cho vào máy xay xay nhuyễn.
- Lọc bỏ bã táo, chỉ lấy nước cốt chọn cùng cháo trắng đã rây mịn hoặc để cả bã và nước cốt trộn chung với cháo và cho bé ăn thử.
Nguyên liệu:
- Cháo trắng đã nấu chín
- 1 quả cà chua loại vừa
Cách làm:
- Cà chua rửa sạch, bỏ núm, luộc sơ. Bóc vỏ và bỏ hạt. Thái nhỏ cà chua cho vào bát con đem hấp chín nhừ. Sau khi cà chua chín, đem rây nhuyễn lấy khoảng 10 ml cà chua.
- Cháo trắng nấu chín, lấy 1 thìa canh đem rây nhuyễn được 30 ml. Trộn đều 2 phần cháo và cà chua đã rây thành hỗn hợp sền sệt cho bé ăn. Cháo cà chua giàu vitamin A, C rất tốt cho thị lực và trí tuệ của trẻ.
Nguyên liệu:
- 20g khoai lang
- 30g táo
Cách làm:
- Khoai lang bỏ vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng đem hấp hoặc luộc chín.
- Táo thái nhỏ xay nhuyễn lấy nước ép.
- Trộn 2 thìa khoai lang và 5 thìa nước táo để tạo thành một hỗn hợp sánh mịn cho bé ăn.
Bước sang tháng tiếp theo, bé dần quen với ăn thô thì việc thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng mới mẻ giúp tăng khẩu vị cho bé yêu là điều cần thiết. Các hương vị thơm ngon và cung cấp đủ dưỡng chất từ khoai tây, bí đỏ, thịt heo luôn là lựa chọn hàng đầu.
Nguyên liệu:
- 200g cà rốt gọt sạch vỏ và cắt miếng thật mỏng
- 200g khoai tây đã gọt sạch vỏ và cắt thật mỏng.
Cách chế biến:
- Hấp cho mềm và nghiền nhừ cà rốt, khoai tây bằng thủ công hoặc xay nhuyễn.
- Điều chỉnh độ đậm đặc cho bé ăn dặm.
Nguyên liệu
- Bột gạo tẻ
- Bí đỏ
- Thịt nạc xay siêu nhuyễn
- Dầu ăn
- Xương heo
Cách thực hiện:
- Luộc xương heo khoảng 30 phút, sau đó lọc lấy nước.
- Nấu bột gạo tẻ với nước xương heo thật chín và nhừ đều, sau đó cho tiếp thịt nạc xay vào nấu tiếp tục đảo đều cho đến khi thịt chín, đun lửa nhỏ lại.
- Bí đỏ đem đi hấp cho thật mềm, sau đó cho vào máy xay thật nhuyễn, cho bí đỏ vào cháo trộn đều, sau đó nêm nếm gia vị cho thêm ít dầu ăn vào. Để nguội và cho bé ăn.
Nguyên liệu:
- 1 muỗng dầu ăn thực vật
- 40g tỏi tây xay nhuyễn
- 1 củ khoai tây gọt bỏ vỏ và cắt thành miếng nhỏ
- 60g rau bó xôi non, bỏ cuốn và rể đi.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên cho dầu thực vật vào chảo, tiếp đến cho tỏi tây vào chiên cho đến khi tỏi tây mềm.
- Trong khi chờ đợ tỏi tây mềm, cắt khoai tây thành những miếng nhỏ và cho vào nồi để làm mềm cùng với tỏi tây. Đổ nước vào rồi đun sôi, đậy nắp và ninh trong 6 phút.
- Cho rau bó xôi vào và nấu trong 3 phút. Để hỗn hợp nguội rồi xay nhuyễn.
Đến tháng kế tiếp, hệ tiêu hóa của bé đã được cải thiện tốt hơn, lúc này mẹ có thể bổ sung thêm vào khẩu phần ăn của bé các thực phẩm phong phú với nhiều nguồn dinh dưỡng hơn bao gồm cả vitamin và chất đạm giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng. Các mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng như sau:
Nguyên liệu:
- 25gr bột gạo tẻ
- 5 con tôm
- 25gr khoai mỡ
- 1 muỗng dầu ăn.
Cách làm:
- Tôm làm sạch bằm nhuyễn. Khoai mỡ hấp chín xay nhuyễn.
- Cho bột vào nước khuấy đều rồi cho lên bếp đun.
- Thêm tôm vào đảo đều tay, tiếp đến là khoai mỡ.
- Nấu đến khi bột chín thì cho vào bát đợi nguội cho bé ăn.
Nguyên liệu:
- 25gr gạo tẻ
- 5 miếng sườn non
- Ngô, cà rốt, đậu hà lan
- 1 muỗng dầu ăn.
Cách làm:
- Sườn non mẹ rửa sạch cho vào nồi hầm cho nhừ. Sau khi sườn chín nhừ, mẹ gỡ lấy thịt nạc đem xay nhuyễn.
- Rau củ hấp chín rồi xay nhuyễn.
- Bột gạo hòa cùng nước cho lên bếp nấu cho sôi.
- Thêm thịt sườn mới xay vào nồi cháo, thêm rau củ xay vào nấu khoảng 2 phút tắt bếp.
- Cho thêm 1 muỗng dầu ăn quấy đều.
Nguyên liệu:
- Thịt bò cắt miếng nhỏ
- Cháo trắng ớt chuông xanh, đỏ cắt nhỏ
- Ngô bao tử, củ hành tây, dầu oiiu, phô mai, nấm rơm.
Cách làm:
- Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng.
- Ớt chuông, hành tây, ngô, nấm rơm rửa sạch thái nhỏ.
- Bật lửa vừa, cho dầu oliu vào nồi, cho thịt bò vào đảo đều. Sao đó cho ngô bao tử, ớt chuông, nấm rơm và hành tây đảo đều, xào chín.
- Cho cháo lên bếp đun sôi, cho thêm hỗn hợp đã xào vào đảo đều. Tắt bếp cho thêm phô mai vào cháo.
- Đem cháo xay nhuyễn sau đó cho vào bát phục vụ bé yêu.
Trong thực đơn ăn dặm cho bé từ 5 đến 7 tháng tuổi sẽ cung cấp cho bé nhiều chất để bé kịp đáp ứng đòi hỏi của cơ thể trong giai đoạn phát triển này. Lưu ý thời gian cho bé ăn không nên quá 3 phút vì kéo dài sẽ gây ra tình trạng chán ăn, đồng thời thức ăn cũng nguội và mất hấp dẫn làm giảm khẩu vị ở bé. Các món ăn mới lạ dậy mùi sẽ kích thích vị giác bé, làm sao để “Bữa ăn không là cuộc chiến” với các con nhé các mẹ. Khi bé hứng thú với bữa ăn cũng hỗ trợ phần nào cho hệ tiêu hóa hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn. Tránh hết sức có thể các hình thức ép ăn, la mắng, hạn chế thói quen dắt bé đi ra đường khi ăn để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập và bữa ăn thơm ngon kia của bé yêu. Bên cạnh việc ăn dặm thì mẹ vẫn duy trì nguồn sữa mẹ để phát triển trí não cũng như các kháng thể cho bé. Ngoài ra, có thể cho bé tự khám phá bữa ăn bằng cách cho một số thức ăn mềm từ rau củ để bé tự cầm ăn đối với một số cơ địa bé phát triển nhanh hơn chỉ số chung. Cầm nắm và tự tay đưa thức ăn vào miệng sẽ là một trải nghiệm tuyệt với cũng như tạo thành thói quen tốt tự ăn cho con yêu của bạn sau này.
Nguồn: Tổng hợp