Hầu hết các bậc cha mẹ luôn yêu cầu con phải xin lỗi anh chị em, bạn bè hoặc người lớn khi con phạm sai lầm với họ. Tuy nhiên, khi người lớn chúng ta mắc lỗi với con, chúng ta lại thường có xu hướng né tránh nói lời xin lỗi.
Hãy tưởng tượng bạn đang có 1 ngày bộn bề công việc, hàng tá cuộc gói và tin nhắn trao đổi. Bạn bận rộn đến mức có thể cáu gắt với bất cứ ai. Rồi con bạn nô đùa và làm bạn mất tập trung. Bạn quay ra đánh mắng con để trút giận, rồi vài phút sau nhận ra rằng đứa trẻ hoàn toàn không liên quan gì đến vấn đề của bạn.
Tuy chỉ là giả định nhưng tình huống này rất phổ biến. Người lớn thường vô tình làm những điều khiến trẻ bị tổn thương. Mặc dù chúng ta đã được dạy phải luôn tôn trọng người lớn tuổi, nhưng trẻ cũng cần được tôn trọng.
Trong tình huống này, bố mẹ có cần xin lỗi con cái không?
Câu trả lời là có.
Mối quan hệ giữa các cặp vợ chồng, anh chị em, bạn bè, hoặc thậm chí là cha mẹ và con cái cần được xây dựng trên sự tôn trọng lẫn nhau. Đồng thời, đó cũng là một đặc điểm >nuôi dạy con cái cần thiết thường không được chú ý. Cha mẹ bắt buộc phải có cách cư xử mẫu mực trước mặt con cái. Cách bạn cư xử với con mình và những người khác sẽ có tác động đến con.
Khi bạn xin lỗi con sau khi làm điều gì sai, chúng hiểu giá trị của bản thân và học cách tôn trọng những người khác. Lần tới khi con bạn mắc lỗi hoặc vô ý làm tổn thương ai đó, con sẽ biết khi nào là thời điểm thích hợp để xin lỗi.
Hầu hết người lớn sẽ không dễ dàng nói xin lỗi một đứa trẻ, có thể do lòng kiêu hãnh dù biết mình sai. Tuy nhiên, những đứa trẻ biết đưa ra lời xin lỗi đúng lúc sẽ rất giỏi trong việc xử lý các mối quan hệ.
Đừng quên xin lỗi không phải là dấu hiệu bạn yếu đuối trước mặt con, mà thể hiện sự việc đó rất quan trọng. Khi trẻ nhận được lời xin lỗi, trẻ hiểu rõ giá trị lời xin lỗi, biết sử dụng lời xin lỗi để đưa bản thân khỏi những tình huống khó xử.
Khi nào bố mẹ nên xin lỗi con?
Giống như sự việc ở trên, khi bạn quát mắng con mình mà không phải lỗi của chính chúng, hoặc nếu bạn vô tình làm vỡ một trong những món đồ chơi của chúng, bạn cần phải xin lỗi. Điều này không chỉ áp dụng cho trẻ em mà cả trẻ mới biết đi.
Xin lỗi cũng là một công cụ hữu hiệu để nuôi dạy thanh thiếu niên. Bản chất nổi loạn cùng với kích thích tố tăng trưởng thúc đẩy thường có thể tạo ra xích mích giữa trẻ và cha mẹ. Đó là lý do tại sao, một phụ huynh đưa ra lời xin lỗi khi cần thiết sẽ là một cách tốt để xây dựng kết nối với con.
Amy McManus, một nhà trị liệu ở Los Angeles nói với các bậc cha mẹ hãy đợi con cái hồi đáp lại lời xin lỗi đó để thể hiện trọn vẹn thiện chí xin lỗi và lắng nghe của mình.
Khi nào bố mẹ không nên xin lỗi con?
Đôi khi bạn sẽ buộc phải đóng vai cha mẹ nghiêm khắc, vì lợi ích của gia đình. Đó là lý do tại sao đôi khi lời xin lỗi là không cần thiết.
Ví dụ, trẻ không vui chút nào khi gia đình xáo trộn: chuyển đến nơi ở mới, có người mới, hoặc bố mẹ chia tay. Tuy nhiên, khi bản thân bạn - với tư cách phụ huynh - cũng phải đối diện với những thay đổi không suôn sẻ thì bạn không cần phải xin lỗi đứa trẻ. Tuy nhiên, cần lắng nghe cảm xúc của trẻ và nói về cảm xúc của mình với chúng, để trẻ thấy được sự đồng cảm.tự.
Tiến sĩ Pooja Lakshmin, một trợ lý giáo sư lâm sàng về tâm thần học tại Trường Y Đại học George Washington, nói rằng biết cách sử dụng lời xin lỗi đúng thời điểm mới là quan trọng. Đừng quên rằng lời xin lỗi hoàn toàn không phải sự đền bù cho sự lạm dụng tình cảm, bạo lực thể chất với một đứa trẻ.