Bệnh thủy đậu cho virus gây ra, có khả năng cao sẽ bùng phát thành dịch. Bệnh thuỷ đậu ở trẻ em cần kiêng gì? Là câu hỏi mà nhiều cha mẹ vẫn đang thắc mắc. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì để nhanh chóng lành lại và hồi phục sức khỏe. Hiện nay, ở nước ta bệnh thủy đậu đang có khả năng gia tăng nhanh chóng. Chính vì thế cha mẹ không nên chủ quan mà hãy có những chuẩn bị cẩn thận.
Bệnh thủy đậu ở trẻ em nên kiêng gì?
Về đồ ăn
Trẻ nên kiêng những món ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn quá bổ dưỡng.
Trẻ nên kiêng những loại đồ ăn có nhiều gia vị cay nóng như gừng, tỏi, hạt tiêu, ớt, quế,…
Một số loại thịt trẻ sẽ phải kiêng nếu mắc thủy đậu: Thịt dê, thịt ngan, thịt chó, các loại hải sản,…
Những loại trái cây có tính nóng như mận, đào, vải hay nhãn,….
Bị thủy đậu có kiêng gió quạt không
Thực tế, các chuyên gia cho rằng khi trẻ bị thủy đậu cần kiêng gió quạt 100% là quan niệm sai lầm của cha mẹ. Việc kiêng khem này nhằm hạn chế người bệnh ra khỏi nhà, tránh tiếp xúc với gió lớn để không nhiễm thêm các bệnh khác do lúc đó, tình trạng sức khỏe của người bệnh đang rất yếu. Thêm nữa, trẻ sẽ tránh được sự vỡ ra của các loại mụn nước để tránh gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn… sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi của cơ thể.
Việc kiêng gió là kiêng gió ngoài trời. Người bị thủy đậu ở giai đoạn thời tiết nóng bức cần bận quạt để tạo không khí thoáng mát, sạch sẽ.
Những kiêng kỵ trong sinh hoạt khi trẻ bị thủy đậu
Thủy đậu là căn bệnh dễ lây lan, bạn nên cách ly trẻ với nơi đông người trong khoảng 1-2 tuần để không lan rộng virus.
Cha mẹ hãy cho trẻ dùng riêng đồ cá nhân như khăn mặt, bát đũa hay nước uống,… những đồ dùng khác của trẻ như quần áo, khăn mặt cần được ngâm giặt, phơi khô và là ủi sạch sẽ.
Cha mẹ hãy cố gắng tìm cách ngăn chặn việc gãi của trẻ có thể là vỡ có nốt thủy đậu và khiến tình trạng trở nên tệ hơn. Mặc cho trẻ những loại quần áo rộng, thoải mái để tránh sự cọ sát vào da.
Trong thời gian bị thủy đậu, bạn vẫn cần vệ sinh thân thể cho trẻ bằng cách lấy khăn ấm lau quanh người trẻ một cách cẩn thận, tránh tác động làm nốt thủy đậu bị vỡ và nhiễm trùng. Cuối cùng, dùng khăn mềm thấm khô người cho trẻ.
>Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em
Hiện nay chưa có loại thuốc nào đặc trị cho điều trị bệnh thủy đậu phụ thuộc vào sự phát hiện bệnh sớm trong vòng 24 giờ đầu. Cần cho trẻ đi khám bệnh ngay. Khi khám xét tình trạng bệnh của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội trú hay ngoại trú.
Điều trị triệu chứng:
Những nốt đậu bị dập vỡ, bạn nên chấm dung dịch xanh methylen cho trẻ.
Thuốc kháng histamin (clorpheniramin, loratadin,…) sẽ giúp chống ngứa để trẻ đỡ cào, gãi nhiều.
Trường hợp bệnh nhân đau và sốt cao, bạn nên cho dùng acetaminophen. Chống chỉ định: Không được dùng aspirin hay những loại thuốc cảm khác có chứa aspirin cho trẻ em do có nguy cơ xảy ra hội chứng Reye (một bệnh nếu chuyển hóa nặng sẽ gây tổn thương đến não và gan dễ dẫn đến tử vong).
Bên cạnh đó, mỗi ngày bạn nên nhỏ mắt, mũi sát khuẩn 2-3 lần: chloramphenicol 0,4% hoặc argyrol 1%.
Khi nốt phỏng bị vỡ, bạn chỉ nên bôi thuốc xanh methylen, không được dùng bôi mỡ tetraxiclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ.
Lưu ý: Những thông tin về các loại thuốc đều mang tính chất tham khảo. Để có chỉ định chính xác, bạn nên cho trẻ đi thăm khám bác sĩ.
Cách phòng bệnh thủy đậu cho trẻ
Bạn nên tiêm vacxin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ để tránh lây và bị lây khi có dịch bệnh thủy đậu.
Lịch tiêm phòng của từng độ tuổi như sau:
Đối với trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi: nên tiêm liều 1 cách liều 2 ít nhất 6 tuần hoặc có thể tiêm liều thứ 2 khi trẻ từ 4-6 tuổi để tăng hiệu quả phòng bệnh.
Đối với trẻ trên 13 tuổi: Bạn tiêm cho trẻ 2 liều cách nhau ít nhất là 6 tuần.
Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì? Chủ đề này đã được bàn luận một cách rõ ràng trong bài viết này. Khi bị thủy đậu, sức đề kháng của trẻ rất kém, vì vậy bạn nên chăm sóc trẻ cẩn thận và cách ly để mau lành bệnh. Đặc biệt lưu ý tiêm vacxin đúng liều và đủ liều để có thế hạn chế bệnh này.