Thủy đậu có thể trở thành một mối lo lớn đối với các bà mẹ đang mang thai vì nó có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Vậy phải làm gì khi các bà bầu bị thủy đậu?
Thủy đậu là một trong những bệnh lây qua đường hô hấp thường gặp ở trẻ em. Nếu trong thời gian mang thai, các bà mẹ bị mắc bệnh thủy đậu thì nó có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn cũng như em bé. Vậy bà bầu bị thủy đậu có nguy hiểm không và nên làm gì khi các chị em đang mang thai bị mắc thủy đậu? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cụ thể hơn đến các bạn vấn đề này.
Bà bầu bị thủy đậu có nguy hiểm không?
Bệnh thủy đậu là bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Đối với phụ nữ đã từng bị mắc thủy đậu hoặc tiêm phòng ngừa thủy đậu trước khi mang thai thì cơ thể đã có những kháng thể miễn dịch với căn bệnh này. Do đó, các mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Đối với các bà mẹ đang mang thai bị mắc bệnh thủy đậu thì phải được điều trị kịp thời, do biến chứng của căn bệnh này có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ cũng như em bé trong bụng. Virus gây bệnh thủy đậu có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi ở thai phụ và cũng có trường hợp viêm phổi nặng dẫn đến tử vong.
Đối với em bé trong bụng thì mức độ ảnh hưởng cũng tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ. Cụ thể là:
- Trong 3 tháng đầu, nếu mẹ bị mắc thủy đậu thì em bé sẽ có nguy cơ bị mắc Hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Ngoài ra, bé có thể mắc một số hội chứng bẩm sinh khác như dị tật đầu nhỏ, các bệnh lý về mắt, chậm phát triển, ….
- Trong 3 tháng tiếp theo, tỷ lệ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh ở trẻ nhỏ sau khi sinh ra có thể tăng lên đến 2%.
- Đối với trường hợp bà bầu bị thủy đậu khoảng 5 ngày trước khi chuyển dạ, bé sinh ra có thể sẽ nhiễm bệnh thủy đậu lan tỏa. Lý do là vì thời gian mắc bệnh ở mẹ quá ngắn nên em bé chưa kịp nhận đủ kháng thể từ người mẹ. Trong giai đoạn sắp sinh nếu phụ nữ mang thai bị thủy đậu có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi trong bụng.
Do đó, các bà mẹ khi mang thai phải đặc biệt chú ý đến sức khỏe của mình. Trong trường hợp có những dấu hiệu bất thường cần phải đến gặp bác sĩ điều trị ngay.
Mẹ bầu bị thủy đậu cần làm gì?
Việc đầu tiên khi các thai phụ nhận thấy những dấu hiệu của bệnh thủy đậu, hãy đến ngay cơ sở y tế đến bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh. Từ đó, đưa ra cách điều trị tốt nhất. Các mẹ bầu phải được nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn các thức ăn lỏng dễ tiêu hóa. Trong trường hợp mẹ bầu bị sốt cao thì hoàn toàn có thể sử dụng thuốc hạ sốt nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các bạn không nên tự ý mua các loại thuốc hạ sốt vì có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
- Các bà bầu khi bị thủy đậu phải chú ý tiếp xúc với môi trường gió lớn, tốt nhất là phải tránh gió, không tiếp xúc với nước lạnh và giữ cơ thể thật ấm áp.
- Với các thai phụ bị nhiễm bệnh thủy đậu nặng hơn và có nguy cơ bị viêm phổi, cần phải nhập viện điều trị với các loại thuốc chống virus cao hơn.
Bà bầu bị thủy đậu nên kiêng gì?
Các bà bầu bị thủy đậu được các bác sĩ khuyên rằng nên ăn các thực phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất để tăng cường sức khỏe cho mẹ và hệ miễn dịch cho trẻ. Đặc biệt, các mẹ nên ăn nhiều rau xanh, bổ sung các loại hoa quả có chứa nhiều vitamin C. Ngoài ra, các bạn cũng có thể bổ sung các loại thức ăn nhẹ và giàu dinh dưỡng như cháo, súp, sữa dành cho bà bầu,...
Ngược lại, khi bà bầu bị thủy đậu phải tuyệt đối kiêng các loại thức ăn vặt có hại cho sức khỏe, các đồ ăn cay nóng. Ngoài ra, các bạn cũng tránh không nên ăn thịt gà vì loại thực phẩm này có tính nóng có thể khiến các bà bầu ngứa ngáy khó chịu. Các mẹ cũng nên kiêng các loại hải sản vì trong thành phần hải sản chứa nhiều chất có nguy cơ khiến các mụn nước trên cơ thể mẹ bầu ngừa hơn.
Điều tốt nhất khi các bà bầu bị thủy đậu là hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám cũng như đưa ra những chỉ dẫn tốt nhất trong việc điều trị và thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Từ đó, bạn có thể ngừa được bệnh thủy đậu ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về vấn đề bà bầu bị thủy đậu có nguy hiểm không và các biện pháp cần thực hiện khi mắc căn bệnh này. Mong rằng, những chia sẻ ngắn gọn này sẽ giúp các mẹ lưu thêm kiến thức vào cuốn cẩm nang mang thai của mình.