Hành trình nuôi con của các bậc cha mẹ là một thử thách rất lớn, làm sao để nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển trí thông mình cho trẻ những giai đoạn đầu đời?
Hãy tham khảo một số tuyệt chiêu dưới đây về cách >nuôi dạy con thông minh, lanh lợi sẽ giúp ích không nhỏ cho các bậc phụ huynh trong giai đoạn phát triển giai đoạn đầu đời của trẻ.
Bí kíp nuôi con thông minh giai đoạn đầu đời (Ảnh minh họa)
Theo các nhà khoa học, di truyền là yếu tố quyết định 20-40% trí thông minh của trẻ. Ba yếu tố quan trọng hơn và bố mẹ có thể chủ động can thiệp là >dinh dưỡng, môi trường giáo dục và sự cố gắng, nỗ lực của trẻ.
Cho con bú sữa mẹ - Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ
Khi bé chào đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá. Nghiên cứu chỉ ra, trẻ được bú mẹ thường thông minh hơn, có sức đề kháng và tinh thần tốt hơn. Sau giai đoạn bú mẹ hoàn toàn, trẻ cần lượng dinh dưỡng lớn hơn từ các bữa ăn dặm. Đây là thời điểm mẹ trở thành “chuyên gia ẩm thực” tại gia để chế biến những món ăn ngon lành, đủ nhóm chất.
Ảnh minh họa
+ Chất đạm là nguồn cung cấp axit amin, có vai trò như chất dẫn truyền thần kinh.
+ Chất béo chiếm đến 50% cấu trúc não bộ, giúp phát triển trí não. Trẻ cũng cần bổ sung những chất béo tốt như DHA, ARA, choline, phospholipid, omega3-6.
+ Đường bột là nguồn năng lượng quan trọng cho các hoạt động não bộ. Vitamin A và beta caroten sẽ giúp bé phát triển thị giác, trí thông minh. Chất sắt có nhiệm vụ tạo máu nuôi não.
Chế độ dinh dưỡng cho giai đoạn vàng từ 1-5 tuổi
Các mẹ Nhật đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ. Ngoài việc đủ chất và cân bằng dinh dưỡng, mẹ Nhật cũng chú ý đến tỉ lệ các chất trong bữa ăn của trẻ để bé phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não. Các món ăn có lợi cho sự phát triển trí tuệ cũng được các mẹ ưu tiên sử dụng. Ví dụ như các món ăn được chế biến từ cá hồi với hàm lượng omega3 cao rất tốt cho sự phát triển não bộ.
2-3 tuổi là giai đoạn ảnh hưởng đến sự phát triển và thành công của bé trong tương lai. Vậy nên ngoài việc tìm hiểu và thực hiện những cách nuôi dạy con thông minh, các mẹ Việt cũng cần chú ý bổ sung đủ dưỡng chất giúp bé phát triển trí não một cách toàn diện.
Tương tác với trẻ thật nhiều
Nhiều bậc phụ huynh khi nuôi con nhỏ thường chỉ dồn hết tâm sức vào việc lựa >chọn thực phẩm và chế biến món ăn cho con, với quan niệm trẻ còn nhỏ chưa biết gì nhiều, các giao tiếp cha mẹ và con cái quá thường xuyên sẽ chỉ khiến trẻ nhõng nhẽo bám chặt cha mẹ, khiến cha và đặc biệt là mẹ khó dứt ra đi làm.
Ảnh minh họa
Trên thực tế, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những tương tác trực tiếp (cùng chơi, cùng thực hiện một hoạt động thể chất nào đó như chơi bóng, bơi lội…), cũng như những biểu cảm trực tiếp thể hiện tình yêu thương của cha mẹ dành cho trẻ.
Rèn luyện kỹ năng lắng nghe và tập trung cho trẻ
Một trong những điều cần dạy cho bé 1 tuổi trở đi đó là dạy bé cách lắng nghe. Lắng nghe chính là cách để kiểm tra mức độ tập trung của con. Trẻ 1 tuổi rất dễ bị những yếu tố khác chi phối và hiếm khi tập trung vào một sự việc nào quá lâu.
Do đó, trước khi yêu cầu bé làm điều gì, các mẹ hãy chắc chắn rằng bé đang chú ý đến mình. Bên cạnh đó nên sử dụng từ ngữ đơn giản để con dễ dàng tiếp thu hơn. Từ đó khả năng lắng nghe của bé sẽ được cải thiện, mẹ sẽ nhận thức bé tập trung tốt hơn vào việc mình đang làm.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, để kiểm tra khả năng tưởng tượng của bé 1 tuổi, các mẹ hãy cho bé tập vẽ. Thời gian đầu con sẽ vẽ những hình ảnh nguệch ngoạc nhưng dần dần bé sẽ biết cách chọn màu như thế nào để đẹp hơn, cũng như vẽ hình ảnh chính xác cao hơn. Dấu hiệu này cho ba mẹ thấy trẻ đang thể hiện trí tưởng tượng của mình.
Ngủ đủ giấc
Hàng ngày, sau hoạt động cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc. Giấc ngủ là thành phần quan trọng cho sự phát triển của bé. Trong giấc ngủ, các hormone tăng trưởng tiết ra gấp 4 lần giúp bé lớn lên, hoàn thiện trí não và các chức năng cơ thể khác, đồng thời phát triển đề kháng và >sức khỏe tinh thần.
Các chuyên gia khẳng định giấc ngủ là dinh dưỡng tốt nhất cho trí thông minh của trẻ. Trẻ em sơ sinh dưới 6 tháng cần ngủ khoảng 15 giờ/ngày. Trẻ 6-12 tháng cần ngủ 14 giờ/ngày. Trẻ 1-2 tuổi cần ngủ 13 giờ/ngày và trẻ trên 3 tuổi cần ngủ 12 giờ/ngày. Thói quen ngủ đủ sẽ cần thiết cả khi bé trưởng thành, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra người trưởng thành ngủ đủ sẽ thông minh, khỏe mạnh hơn và ít gặp vấn đề tâm lý.