Khi đã trưởng thành, cuộc đời sẽ không cho con bạn nhiều cơ hội để “thử” và “sai” vì đôi khi cái “sai” có thể nguy hiểm đến tính mạng. Để con biết cách bảo vệ bản thân, bậc cha mẹ hãy chỉ dẫn cho các con sức chịu đựng giới hạn của mình.
- Những việc làm của bố mẹ chính là bài học để ‘thói hư tật xấu’ của con phát triển hàng ngày
- 3 điểm mấu chốt giúp trẻ 1-3 tuổi tự tin trong giao tiếp, cha mẹ biết càng sớm càng tốt
Cách chỉ dẫn đường giới hạn cho con gái
Ranh giới thân thể
Vậy chỉ dẫn giới hạn thân thể cho con như thế nào? Cha mẹ hãy dạy bảo con gái cẩn thận: Không bao giờ được bán, đổi hay làm tổn hại thân thể của mình để lấy bất kỳ lợi ích nào.
Ranh giới cuộc sống
Có một câu chuyện: Khi con gái đã vào đại học, người cha hỏi con: “Hàng tháng ba gửi cho con khoản tiền 3 triệu, có đủ chi tiêu không con?”
Con gái trả lời: “Đủ ạ!”.
Người cha nói thêm: “Con cần mua gì cứ mua, không phải quá tiết kiệm”. Con gái ngần ngừ nói: “Bạn cùng phòng với con mỗi tháng cũng nhận được khoảng tiền 3 triệu giống như con, nhưng bạn ấy tiêu xài nhiều hơn con, mỗi ngày đều ăn thêm các bữa nhẹ, mỗi tuần đều có thêm quần áo mới”.
Người cha nói: “Bạn con làm thêm để kiếm tiền đúng không? Con không nên như vậy, ảnh hưởng đến việc học”.
Con gái nói: “Cô ấy không làm thêm, cô ấy đang yêu. Nhưng cô ấy nói với con, cô ấy không thích người bạn trai đó mà chỉ thích cậu ấy trả các khoản chi tiêu cho cô ấy thôi”.
Người cha đặt điện thoại xuống, liềngửi ngay cho con 4 triệu và một tin nhắn: “Từ tháng này, mỗi tháng ba sẽ gửi cho con thêm 1 triệu, tổng cộng là 4 triệu. Con có thể mua thêm đồ ăn nhẹ. Khi nào có bạn trai, hãy nói với ba, mỗi tháng ba sẽ gửi cho con thêm 1 triệu nữa, coi đó là chi phí cho tình yêu. Con hãy nhớ, mỗi lần hẹn hò đều mang theo ví tiền của mình nhé!”.
Sao người cha kia lại làm như vậy? Bởi vì ông muốn con gái mình thật sự hiểu về đường giới hạn trong cuộc sống - cần có khả năng tự chủ trong cuộc sống. Người phụ nữ biết tự chủ là người phụ nữ trang nghiêm nhất. Nếu trong cuộc sống việc gì cũng không tự chủ, thì tính cách cũng sẽ không tự chủ. Tính cách không tự chủ thì tình yêu cũng không tự chủ.
Ranh giới tình cảm
Ảnh minh họa
Dạy bảo con gái về đường giới hạn tình cảm, đừng lãng phí thời gian cho người không có tình cảm với mình, càng không nên vì anh ta mà hy sinh bản thân một cách vô hạn.
Ranh giới tính mạng
Trong cuộc sống, chúng ta khó tránh khỏi việc va chạm với kẻ xấu. Nếu bạn không có khả năng chống lại những tên côn đồ, lưu manh đó thì nên sử dụng chiến thuật, không trực tiếp lộ diện. Dù trong tay bạn có thứ bảo vệ tốt đến mấy cũng không nên xông pha trực diện với chúng.
Sự chọn lựa tốt nhất trong tất cả các tình huống là phải bảo vệ được tính mạng của mình, vì tính mạng của mình là thứ quý giá nhất hơn mọi thứ trên đời.
Trong cuộc sống, khó tránh khỏi những chuyện đau buồn xảy đến. Nhưng dù có đau buồn tới đâu cũng không được làm tổn hại thân thể hay tự tử vì đó là cách giải quyết vấn đề ngu ngốc nhất.
Một nhà thám hiểm địa chất rất thích đưa con trai cùng đi thám hiểm, những người lớn tuổi trong nhà ra sức khuyên can vì núi sâu hoang vắng có lợn rừng, quá nguy hiểm.
Thực tế nơi đó chỉ là điểm du lịch thông thường, nhưng nhà thám hiểm vẫn nói với con là buổi tối có thể có lợn rừng xuất hiện, ông muốn luyện tập lòng can đảm cho con trai.
Đêm đó, hai cha con ở trong lều, họ dường như đều nghe thấy tiếng kêu của lợn rừng. Nhà thám hiểm đưa cho con một cây gậy và ông cũng cầm một cây gậy giả vờ tự vệ.
Nhờ sự chỉ bảo của người cha qua nhiều cuộc thám hiểm như vậy, lòng can đảm của cậu bé tốt hơn nhiều so với những đứa trẻ khác, trở thành một chàng trai dũng cảm, kiên cường và nghị lực.
Ngày nay, con cái của mọi gia đình đều được ôm giữ trong vòng tay của cha mẹ, sợ té ngã, sợ đụng chạm đủ thứ. Richard Feynman - nhà khoa học và nhà giáo dục lỗi lạc người Mỹ từng nói: “Những đứa trẻ không dám mạo hiểm thường không chịu thay đổi, tính cách yếu đuối và tính sáng tạo kém”.
Luật pháp
Trên cơ sở hướng dẫn con về lòng can đảm, cần hướng dẫn song song về quy tắc để cân bằng và hạn chế rủi ro. Dạy con rằng cho dù làm việc gì, hãy nghĩ đến kết quả tồi tệ nhất có thể xảy ra.
Nếu chấp nhận được kết quả tồi tệ nhất thì con hãy làm, còn nếu chưa thể chịu đựng được thì hãy dừng lại.
Tự lập
Một người mẹ đã chịu bao khó khăn vất vả để nuôi con khôn lớn, trưởng thành. Nhưng khi cậu con trai tốt nghiệp đại học, lại không thể tìm cho mình được một công việc ưng ý.
Làm việc tại mỗi công ty chưa đầy một tháng cậu đã xin nghỉ, luôn phàn nàn rằng công việc vất vả, đi làm rất khổ, rất mệt, chịu không được.
Đã hai năm, cậu con trai thoải mái ở nhà chơi các trò chơi trực tuyến, hoặc tìm mẹ chìa tay xin tiền tiêu xài. Cậu con còn lớn tiếng chỉ trích mẹ: “Nếu như mẹ không thể nuôi con cả đời, tại sao khi bé mẹ chiều con như vậy?”.
Hướng dẫn con tự lập là việc nên làm trước tiên. Cần phải có sự quyết tâm buông con ra để con tự khôn lớn. Cha mẹ cứ luôn bao bọc con, rồi một ngày khi chúng phải đối mặt một mình trước cuộc sống, chúng sẽ không biết phải xoay sở thế nào.
Cha mẹ có tầm nhìn xa rộng sẽ luôn dạy dỗ con cái tự lập từ nhỏ, đó là tình yêu thương sáng suốt nhất của cha mẹ dành cho con cái. Dạy con là cả một quá trình, sự trưởng thành của con phụ thuộc lớn vào cách giáo dục của cha mẹ từ khi con còn nhỏ đến khi lớn khôn.