Cùng vào bếp để làm ra những chiếc bánh nhân cốm dẻo thơm để đón một cái Tết trung thu thật trọn vẹn nhé.
Bánh trung nhân cốm dừa nướng có vỏ bánh màu vàng đẹp mắt, nhân cốm dừa bên trong bánh ngọt dịu, thơm lừng và mềm dẻo hoà quyện với trứng muối béo bùi tạo nên chiếc bánh trung thu nhân cốm dừa ngọt mặn đan xen lạ miệng.
Mẹo chọn mua cốm
Để lựa chọn được những mẻ cốm tươi ngon để làm bánh trung thu, hãy ghi nhớ những mẹo sau đây:
Chọn những loại cốm có hạt lúa nếp dai dai, bùi bùi và tỏa hương thơm mát. Điều này chắc chắn rằng cốm được chế biến từ những hạt lúa nếp chất lượng, chín đều và dẻo mềm.
Hãy mua vào buổi sáng sớm. Thường thì, những gói cốm ban sáng sẽ là cốm mới và đảm bảo tươi ngon hơn.
Tránh chọn những loại cốm có màu vàng hoặc xanh mướt do sử dụng hóa chất. Hãy chọn những loại cốm có hạt màu xanh non tự nhiên và không sử dụng chất tạo màu.
Nguyên liệu:
Nhân cốm xào:
400g nước + 5 cái lá dứa
200g cốm khô/450g cốm tưoi
50g nước cốt dừa
50g đường trắng
1g muối
2 giọt màu thực phẩm xanh lá
200g dừa tươi bào sợi + 50g đường
Vỏ bánh:
100g nước đường bánh nướng/mật ong
1/8tsp baking soda
20g dầu ăn
5g sữa bột
5g bột sư tử
5g bơ đậu phộng
260g bột mì
Chúc các bạn thành công!
Bảo quản bánh Trung thu handmadeThông thường bánh trung thu tự làm có thể để được tối đa trong vòng 7 ngày, tùy theo loại bánh. Hạn sử dụng của bánh dẻo tự làm là 4 ngày kể từ ngày đóng bao, còn bánh nướng thì là 1 tuần.Bánh tự làm cần được rút hết không khí bên trong hoặc bỏ vào 1 gói hút ẩm rồi đóng bao thật kín để tránh không khí và hơi nước làm bánh bị mốc. Nên để những nơi khô mát, tránh nơi có nhiệt độ cao hay thời tiết nóng ẩm.
Bạn có thể bọc bánh lại rồi để bánh ngăn mát tủ lạnh. Nếu muốn để lâu hơn có thể bọc kín rồi để vào ngăn đá tủ lạnh. Với cách làm này bạn có thể giữ bánh được độ tươi gần như lúc bánh mới ra lò. Nhưng các thành phần trong bánh bị khô cứng. Do vậy nếu bạn muốn ăn bánh có thể cho vào lò vi sóng hoặc lò nướng để làm mềm lại.