Tương tự mùi hôi cơ thể, mùi hôi giày có thể gây ảnh hưởng tới người xung quanh, gây tự ti và khó chịu. Điểm qua một số mẹo khắc phục mùi hôi giày để có thể khắc phục mùi hôi giày trong tình trạng khẩn cấp.
Không ai cảm thấy tự tin khi diện một đôi giày bốc mùi. Thêm nữa, việc mang một đôi giày sạch sẽ cũng làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm khuẩn và nấm, đồng thời cũng giúp đôi chân được thoải mái và thư giãn, từ đó việc di chuyển trở nên dễ chịu hơn rất nhiều.
Những người bị hôi chân thậm chí gặp vấn đề này quanh năm, không chỉ trong những tháng hè nóng nực. ACFAS giải thích rằng mùi hôi được tạo ra bởi vi khuẩn và/hoặc nấm phát triển trong giày, bám vào da cho đến khi bạn làm gì đó với nó. Một số vi khuẩn ăn mòn lớp trên cùng của da, tạo ra mùi hôi.
Theo Viện Sức khỏe Bàn chân Dự phòng (IPFH), sẽ không giải quyết được vấn đề bằng việc đơn giản là rửa và lau khô chân . Một khi bàn chân của bạn bắt đầu đổ mồ hôi sau khi đã vệ sinh sạch sẽ, mùi hôi có thể xuất hiện trở lại, đặc biệt nếu bạn đi lại đôi giày đã gây ra mùi hôi. Cùng tham khảo một số mẹo để khắc phục tình trạng này.
Vi khuẩn trên bàn chân vẫn sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở, vì vậy bạn nên rửa chân hàng ngày bằng xà phòng và nước. Khi tắm dưới vòi hoa sen hoặc trong bồn tắm, hãy xoa xà phòng vào lòng bàn chân và đừng quên các kẽ ngón chân.
Sau khi rửa sạch và lau khô chân hoàn toàn khi bước ra khỏi phòng tắm. Có thể dùng máy sấy tóc để làm khô chân. Đi thêm tất khô, sạch trước khi xỏ chân vào giày. Viện Sức khỏe Bàn chân Dự phòng (IPFH) đề xuất những người có nhiều mồ hôi chân nên chọn tất độn có đặc tính hút ẩm.
Với cách> khử mùi hôi giày này, bạn cần chuẩn bị một phin lọc cà phê, vài muỗng bột canh baking soda cùng một ít giọt tinh dầu và cũng đừng quên sử dụng găng tay cao su.
Trươc tiên là đổ bột baking soda và tinh dầu lên dụng cụ lọc rồi rây vào một túi nilông, bỏ giày vào đó rồi cột chặt bằng dây thun, để qua đêm.
Chú ý là nếu áp dụng phương pháp này, trước khi xỏ lại giày bạn nên kiểm tra xem bột baking soda có rơi hoặc vướng ở giày hay không. Hay đơn giản nhất chỉ cần vỗ lòng giày vào với nhau để loại bỏ sạch lượng bột thừa bám bên trong.
Nước chanh không chỉ có đặc tính kháng khuẩn mà còn là chất làm se, có thể loại bỏ da chết ở bàn chân. Mặc dù không có nghiên cứu nào chỉ ra cụ thể rằng rửa chân bằng nước cốt chanh pha loãng giúp ngăn ngừa mùi hôi chân, nhiều người thấy cách này hữu ích.
Việc đơn giản bạn cần làm là cho vào mỗi chiếc giày một tờ giấy thơm hút ẩm để loại bỏ những mùi khó chịu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho những miếng giấy thơm này vào tủ quần áo hoặc hộp giày.
Việc đi một đôi giày hai ngày liên tiếp sẽ góp phần khiến chân bạn bốc mùi. Không nên đi một đôi giày hai ngày liên tiếp để giày có thể kịp khô. Bạn cũng nên tháo lót giày để giúp giày khô nhanh hơn.
Nếu vấn đề là ở giày chứ không phải chân, hãy thử cho thêm bột hút mùi vào bên trong giày. Bạn có thể cân nhắc sử dụng muối nở hoặc các loại bột có thương hiệu dành cho giày dép.
Nhiệt độ của tủ đông sẽ làm hạn chế các vi khuẩn gây mùi giúp giày không còn mùi hôi nữa. Cách làm này chắc hẳn sẽ khiến bạn không khỏi ngạc nhiên, nhưng không phải là không có tác dụng. Với mẹo này, bạn sẽ cho giày vào trong một túi nhựa kín rồi đem bỏ vào ngăn đá tủ lạnh. Nhiệt độ lạnh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và các loại nấm mốc là nguyên nhân gây ra mùi.
Phòng ngừa là chìa khóa nếu bàn chân của bạn có xu hướng đổ mồ hôi bất kể thời tiết bên ngoài như thế nào. Phấn rôm có thể giúp hấp thụ độ ẩm và giữ cho bàn chân của bạn khô ráo. Nếu thường xuyên phải sử dụng phấn rôm cho chân, IPFH khuyên bạn lau kẽ ngón chân để loại bỏ độ ẩm dư thừa và tránh tình trạng bết phấn.
Cát vệ sinh cho mèo hấp thụ độ ẩm và mùi hôi để ngăn không cho nhà của chúng có mùi. Điều tương tự cũng có thể được áp dụng cho đôi giày của bạn. Hãy lấy những đôi tất da chân cũ mòn, đổ đầy cát vệ sinh cho mèo vào đó. Cố định bằng dây chun và đặt vào giày qua đêm để hút hết mùi khó chịu cùng hơi ẩm còn sót lại.
Trong cam, bưởi, chanh đều có tinh dầu thơm rất tự nhiên và khả năng khử mùi cao vì thế bạn dùng xong đừng vứt đi mà hãy đặt vào trong giày. Đối với chanh bạn có thể cắt lát trước khi cho vào giày.
Đổ cồn tẩy rửa vào bình xịt và xịt lên giày. Cồn sẽ giết chết bất kỳ vi khuẩn nào tồn tại trong giày. Bạn chỉ cần xịt một lớp mỏng là được.
Đối với các loại giày vải hoặc giày thể thao, việc người sử dụng không mang tất trong mùa hè sẽ khiến chúng có mùi vô cùng tệ. Lúc này cách khử mùi hôi cho giày là sử dụng muối, bởi lẽ chúng có thể hấp thụ độ ẩm từ giày và đồng thời đánh bay mùi khó chịu.