Mẹ bỉm hết hồn khi ấm siêu tốc cháy ngùn ngụt giữa đêm, "3 có - 3 không" ai cũng phải biết để tránh tai nạn xảy ra như ấm cháy, điện giật

Mẹo vặt trong bếp 14/03/2023 14:27

Rất nhiều dân mạng vội vã tag vợ hoặc chồng hay người thân trong nhà vào xem để cẩn thận khi dùng ấm siêu tốc.

Mới đây, theo chia sẻ trên facebook của tài khoản N.Q về chiếc ấm siêu tốc của gia đình bị cháy đen, khét lẹt.

N.Q chia sẻ: "Em đang đứng rửa tay thì có mùi khét quay ra thấy khói bốc nghi ngút từ cái đế ấm rồi chập điện rồi có một ngọn lửa to bùng lên. Xung quanh rất nhiều đồ và bên cạnh có cái tủ lạnh. Lúc đó em hoảng quá bảo mẹ dập công tắc aptomat rồi dội gáo nước để dập lửa.”

"Thực sự quá sợ hãi, điều quan trọng là lúc đó không ai sử dụng ấm, tối muộn lúc cả nhà sắp đi ngủ. Nguyên nhân có thể do quá tải điện, cũng có thể do đứa em lúc tối sử dụng xong để ấm không có nước vào đế và vô tình ấn vào công tắc mà không biết. Em cũng không biết là cháy vì đâu..."

Đăng kèm những note chia sẻ trên là hình ảnh chiếc ấm đun nước siêu tốc bị cháy đen. Ngay lập tức những hình ảnh trên đã thu hút sự chú ý của dân mạng.

Rất nhiều dân mạng vội vã tag vợ hoặc chồng hay người thân trong nhà vào xem để cẩn thận khi dùng ấm siêu tốc.

Mẹ bỉm hết hồn khi ấm siêu tốc cháy ngùn ngụt giữa đêm, '3 có - 3 không' ai cũng phải biết để tránh tai nạn xảy ra như ấm cháy, điện giật - Ảnh 1

Hình ảnh chiếc ấm siêu tốc bị cháy. Ảnh chụp màn hình facebook N.Q

 
Ấm đun siêu tốc là loại bình điện có khả năng đun sôi nước trong khoảng thời gian ngắn, phục vụ tốt các nhu cầu sử dụng nước nóng như pha trà, mì, cà phê,... mang đến sự tiện lợi cho người dùng.

Tuy nhiên ấm siêu tốc rất gây cháy nổ, bỏng... nếu sử dụng sai cách có thể gây ra các hậu quả khôn lường. Chúng tôi xin chia sẻ cho bạn cách sử dụng ấm siêu tốc an toàn, chống cháy nổ khi sử dụng.

 
3 NÊN

Nên đậy kín nắp khi đun

Mẹ bỉm hết hồn khi ấm siêu tốc cháy ngùn ngụt giữa đêm, '3 có - 3 không' ai cũng phải biết để tránh tai nạn xảy ra như ấm cháy, điện giật - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Rõ ràng khi ấm đun siêu tốc hoạt động, thì nắp của ấm cần được đóng lại. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp người dùng đãng trí, quên không đóng kín nắp ấm, hoặc ấm đã cũ, khiến phần lẫy của nắp khi đóng lại không còn khít.

Khi đó, việc đun nước không chỉ tốn điện, mất nhiều thời gian hơn để làm sôi nước, mà còn làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố cháy/chập. Cụ thể, một số ấm đun nước sẽ không tự ngắt khi nước sôi, trừ khi nắp ấm đã đóng kín, và sẽ tiếp tục đun tới khi cạn nước. Lúc này, nguy cơ cháy hỏng ấm là rất cao.

Nên thường xuyên vệ sinh ấm siêu tốc

Thường xuyên vệ sinh ấm siêu tốc sạch sẽ. Không nên để ấm siêu tốc có nhiều cặn, rỉ sét bởi cặn, rỉ có thể làm ấm siêu tốc nhà bạn bị nhiễm khuẩn không đảm bảo sức khỏe người sử dụng. Hơn thế nữa nó cũng là nguyên nhân khiến việc trao đổi nhiệt của ấm bị giảm làm tăng thời gian sôi nước của ấm.

Nên rút điện ra khỏi phích khi không sử dụng

Thói quen tốt, nhưng lại dễ bị bỏ quên này cần được đặc biệt lưu ý, vì nhiều trường hợp ghi nhận ấm siêu tốc do công tắc hoạt động lâu ngày gặp vấn đề, nên tự động chạy ngoài ý muốn của người dùng, hoặc có vật gì đó đè lên, đặc biệt là các dòng có phần gạt ở dưới quai cầm.

3 KHÔNG

Không sử dụng cho mục đích khác ngoài nấu nước

Ấm siêu tốc chỉ có chức năng duy nhất là đun nước. Tuy nhiên một số người dùng, đặc biệt là các sinh viên thường có thói quen sử dụng ấm đun siêu tốc để nấu canh, luộc rau, luộc trứng, luộc thịt,...

Cách sử dụng như thế là không đúng vì khiến cặn đóng vào thành ấm và ấm nhanh chóng bị hỏng. Nếu thói quen này được lặp lại nhiều lần có thể gây chập điện cho ấm đun và rất nguy hiểm cho người dùng.

Mẹ bỉm hết hồn khi ấm siêu tốc cháy ngùn ngụt giữa đêm, '3 có - 3 không' ai cũng phải biết để tránh tai nạn xảy ra như ấm cháy, điện giật - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Không đổ cạn nước khỏi ấm ngay sau khi nước sôi

Thực tế sau khi nước đạt đến 100 độ C, công tắc điện đã ngắt thì nước vẫn tiếp diễn sôi do mâm nhiệt của ấm vẫn còn hot. Giả dụ ngay sau đấy bạn đổ hết nước ra khỏi ấm sở hữu thể làm mâm nhiệt dễ hư hỏng. Cho nên lúc lấy nước bạn nên để lại khoảng 15ml nước. Chờ lúc mâm nhiệt nguội hẳn hãy khiến cho cạn nước trong ấm.

Không nên đun nước nhiều lần liên tiếp

Người dùng thường hay có thói quen nấu nước liên tục trong nhiều giờ với ấm siêu tốc và họ luôn nghĩ rằng điều này sẽ giúp họ tiết kiệm điện khá tốt khi ấm vẫn còn đang nóng sẵn, tuy nhiên việc nấu nước liên tục sẽ khiến cho mâm nhiệt của ấm quá nóng, nguồn điện quá tải và gây ra chập điện, cháy ấm.

Bạn nên để ấm nguội trong thời gian khoảng 30 phút giữa các lần đun, mâm nhiệt bên dưới ấm nguội bớt sẽ tiết kiệm được lượng điện đáng kể và tuổi thọ của bình cũng được kéo dài.

Khi đun nước bằng ấm siêu tốc cần chú ý

Không được sử dụng ấm siêu tốc để đun nước khi nắp mở, vì chức năng tự động tắt sẽ không thể hoạt động. Không di chuyển ấm khi ấm đang hoạt động.

Không được để nước dư trong ấm một thời gian dài, việc làm này sẽ dẫn đến nhanh hỏng các thiết bị của máy.

Khi đun nước, bạn nhớ đậy nắp vung thật kín để nước nhanh sôi và điện tự ngắt khi đủ nhiệt độ 100 độ.

Lỗ tròn trên cán nồi chảo để làm gì? 90% người được hỏi sẽ chỉ trả lời: Để treo

Nếu bạn nghĩ rằng những chiếc lỗ này chỉ mang đến công dụng treo nồi/chảo một cách dễ dàng hơn thì đây là câu trả lời đúng nhưng chưa đủ đâu nhé!

TIN MỚI NHẤT