Một giấc ngủ ngon sẽ giúp cho tinh thần của chúng ta thoải mái mỗi ngày. Bí quyết để có giấc ngủ ngon hơn là đảm bảo môi trường trong phòng ngủ và vệ sinh chăn, ga, gối, đệm.
Bao lâu bạn nên thay >gối ngủ mới một lần?
Hầu hết các chuyên gia đề xuất nên> thay gối ngủ mỗi 1 đến 2 năm một lần. Làm như vậy giúp đảm bảo rằng bạn đang sử dụng chiếc gối nâng đỡ tốt, sạch sẽ và không gây dị ứng.
Bạn cũng cần chú ý chăm sóc những chiếc gối để kéo dài tuổi thọ của chúng.
Một số dấu hiệu có thể giúp bạn nhận biết khi nào cần thay gối mới. Nếu bạn thấy đau cổ sau khi ngủ dậy hoặc không thể tìm được tư thế ngủ thoải mái, có thể chiếc gối ngủ bạn đang dùng không còn mang lại sự nâng đỡ mà bạn cần.
Giống như việc thay đệm, bạn nên thay gối khi chúng bắt đầu bị lún hoặc bị cộm, quá nhiều vết ố hoặc bạn bắt đầu bị dị ứng vào ban đêm.
Một số loại gối ngủ có tuổi thọ cao hơn so với loại khác. Ví dụ, tuổi thọ gối ngủ bằng chất liệu polyester có thể chỉ được 1 năm, trong khi gối latex có thể kéo dài lên đến 3 năm.
Ngoài loại chất liệu thì chất lượng sản phẩm, mật độ bông cũng có thể đóng vai trò quan trọng.
Nếu lựa chọn gối tốt nhất, được làm từ vật liệu chất lượng cao, bạn sẽ không cần thay mới thường xuyên.
Bên cạnh đó, hãy vệ sinh gối và vỏ gối sạch sẽ thường xuyên để bảo vệ gối và làm tăng tuổi thọ của chúng. Bạn nên giặt vỏ gối mỗi khi bạn giặt chăn ga. Nhiều loại ruột gối có thể giặt bằng máy giặt và sấy định kỳ.
Vì sao bạn cần phải thay gối ngủ mới?
Việc thay gối thường xuyên có thể có vẻ phiền phức, nhưng dùng gối ngủ cũ có thể góp phần dẫn tới các vấn đề như dị ứng, làm xấu da, gây đau nhức cơ bắp.
Những chiếc gối cũ có thể tích tụ các yếu tố gây dị ứng như mạt bụi, nấm mốc, nấm men, lông và tế bào chết của động vật.
Đối với một số người, tiếp xúc với những chất này có thể gây ra tình trạng sổ mũi hoặc nghẹt mũi, ngứa da, đỏ mắt, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.
Việc thay gối thường xuyên hoặc đầu tư vào một chiếc gối có tính kháng khuẩn và thoáng khí có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến dị ứng do gối ngủ.
Dầu nhờn từ da mặt và tóc, mồ hôi, nước bọt, bụi bẩn cũng có thể thấm qua vỏ gối và bám vào gối, gây ra vết ố màu và gây mụn trứng cá hoặc mẩn ngứa cho những người có làn da nhạy cảm.
Việc giặt vỏ và ruột gối với chất tẩy nhẹ có thể giúp giảm thiểu sự tích tụ này, và thay gối ngủ thường xuyên sẽ giúp bạn tránh bị kích ứng da.
Quan trọng nhất, gối được thiết kế để hỗ trợ cổ và đầu của bạn trong giấc ngủ, giúp giảm căng cơ và thúc đẩy sự cân bằng cột >sống khỏe mạnh.
Gối ngủ cũ bị lún, bẹp sẽ không cung cấp sự nâng đỡ cần thiết, khiến bạn có thể bị đau người, mệt mỏi. Nhất là những người nằm nghiêng khi ngủ có thể bị đau vai khi nằm gối cũ bị bẹp.
Khi chiếc gối đã không còn nâng đỡ tốt như trước, việc gấp đôi gối cũng không mang lại nhiều tác dụng.
Cách chăm sóc gối đúng cách
Bạn có thể kéo dài tuổi thọ của gối bằng cách chăm sóc chúng thật tốt. Dưới đây là bốn cách để chăm sóc gối của bạn:
Sử dụng áo gối có khóa kéo: Áo gối sẽ là một rào cản ngăn chặn lượng dầu dư thừa trên cơ thể, mồ hôi, mùi hôi và hơi ẩm xâm nhập vào gối của bạn.
Thường xuyên giũ sạch gối để giữ hình dạng của chúng. Bạn cũng có thể phơi chúng ở ngoài nắng để gối được khử mùi hoàn toàn tự nhiên.
Giặt và sấy gối theo hướng dẫn trên nhãn bảo quản. Tốt nhất nên làm điều này hai đến ba lần một năm. Giặt và sấy là một trong những cách tốt nhất để phục hồi và kéo dài tuổi thọ cho gối của bạn.