Dưới đây là 5 thực phẩm giàu choline bậc nhất giúp thai nhi thông minh vượt bậc, tăng cường trí nhớ và khả năng học tập, mẹ bầu nhớ chăm chỉ bổ sung trong suốt thai kỳ và đặc biệt là vào 12 tuần trước lúc đi sinh để con thông minh, giỏi giang hơn người.

13:00 22/04/2019

1/ Thịt bò

Thịt bò là nguồn cung cấp dồi dào protein, một số vitamin và đặc biệt là choline. Trong 100gr thịt bò chứa tới 77,8mg choline. Hàm lượng choline dồi dào trong thịt sẽ giúp >mẹ bầu bổ sung choline nuôi trí não thai nhi, cho con thông minh, tăng trí nhớ và khả năng học tập.

2/ Cá hồi

Cá hồi được biết đến là thực phẩm rất tốt cho mẹ trong thời kỳ mang thai khi cung cấp hàm lượng protein, canxi, sắt, kẽm, axit omega-3, axit folic, choline. Trong 100mg cá hồi có chứa 112,6mg choline, giúp mẹ ngừa nguy cơ thiếu choline trong thai kỳ, cho con ra đời thông minh, phát triển trí não.

3/ Trứng

Trứng từ lâu đã được xem là siêu thực phẩm dành cho mẹ bầu với hàm lượng dưỡng chất vô cùng dồi dào. Trứng giàu vitamin A, canxi, sắt, kẽm… và đặc biệt trong 1 quả trứng lớn có chứa tới 120mg choline (trong 100gr trứng chứa tới 293,8gr choline). Mẹ bầu ăn trứng con không chỉ khỏe mạnh cao lớn mà còn thông minh, tăng khả năng tập trung, tăng trí nhớ.

4/ Tôm

Tôm giàu canxi, sắt, kẽm, axit folic, axit omega-3. Ngoài ra, tôm cũng cực giàu choline. Trong 100mg tôm có chứa tới 135,4mg choline, giúp nuôi thai nhi thông minh, phát triển trí não từ trong bụng mẹ.

5/ Bông cải xanh

Một chén bông cải xanh nấu chín chứa khoảng 60mg choline, bông cải xanh cũng là nguồn cung cấp chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin C, axit folic… dồi dào, cho mẹ thai kỳ khỏe mạnh, cho con thông minh, tăng cường trí nhớ, tăng cường khả năng tập trung.

Phụ nữ mang thai tháng thứ 9 cần lưu ý gì?

Trong tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ cần gặp bác sĩ sản khoa mỗi tuần. Trong mỗi lần khám, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung của mẹ có những thay đổi gì chỉ ra các dấu hiệu báo sinh. Trong những lần khám cuối cùng với bác sĩ sản khoa, hãy hỏi bác sĩ nếu mẹ vẫn còn bất kỳ câu hỏi nào về chuyển dạ và sinh nở.

Tập thở: Với việc tăng kích cỡ bụng, mẹ sẽ khó thở hơn. Vì vậy, tốt hơn là mẹ nên học các kỹ thuật thở và cũng có thể tham gia các lớp học yoga trước khi sinh. Ngoài ra, khi mẹ bước vào chuyển dạ thực sự, các kỹ thuật thở này sẽ giúp mẹ rất nhiều.

Tập thể dục: nếu bác sĩ của mẹ chấp thuận, mẹ có thể và nên tiếp tục di chuyển. Tập thể dục có thể giúp mẹ làm giảm đau nhức trong giai đoạn những tháng cuối thai kỳ, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp tâm trạng tốt hơn và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng như tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ.

Hãy chuẩn bị tinh thần và thể chất cho những điều sắp xảy ra. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên uống thuốc bổ vitamin. Ăn một lượng nhỏ vài lần và ăn những thức ăn lành mạnh.

Mẹ không nên hút thuốc hoặc uống rượu vì chúng có thể gây hại nghiêm trọng cho bé của mẹ. Mẹ nên tự hào về mình là đã đối mặt với tất cả những thách thức, đau đớn, đau nhức và khó chịu. Bây giờ mẹ đang ở trong giai đoạn hân hoan chào đón một thiên thần nhỏ bé sắp ra đời.

Hãy cố gắng thư giãn càng nhiều càng tốt và mẹ chỉ nên nghĩ đến các khía cạnh tích cực về những việc sắp tới. Hãy dành thời gian để đọc hay suy nghĩ về những ngày đầu của em bé để giúp ngăn ngừa sự hoảng loạn và căng thẳng sau khi sinh. Nghe nhạc thư giãn và uống một lượng nước trái cây mình thích để có cảm giác thoải mái hơn.

Ngủ, ngủ, và ngủ: Điều này xuất phát từ kinh nghiệm các mẹ bầu. Mẹ cố gắng tranh thủ ngủ khi có thể. Mất ngủ có thể gây nhiều ảnh hưởng bất lợi cho mẹ, hãy cố gắng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Chất lượng giấc ngủ không những tốt cho mẹ mà cả cho bé yêu đang phát triển trong bụng mẹ.

Nếu bạn đã con con, nên dành thời gian để chuẩn bị tinh thần cho con vể việc bé sẽ trở thành anh/chị gái của em bé trong bụng mẹ. Mẹ có thể thủ thỉ với bé về việc đặt tên cho em, chọn màu áo, màu quần,...giúp bé khỏi bỡ ngỡ khi em ra đời. Đó là một cách quan trọng để củng cố mối quan hệ gia đình.

Tháng cuối thai kỳ có thể là một khoảng thời gian rất đáng trân trọng, đó là khoảng thời gian khi mẹ và ông xã, cùng với bé đầu lòng (nếu có), nên cùng nhau chia sẻ khoảng thời gian rất đặc biệt và đáng nhớ này.

Mẹ hay ông xã cũng nên lập danh sách những ai có thể giúp đỡ khi mẹ sinh trong bệnh viện và phân công cụ thể ai làm gì cùng giờ giấc thích hợp. Tình huống khẩn cấp nên liên hệ ai, ngoài ông xã của mẹ ra.

Lập kế hoạch tuyến đường đến bệnh viện: trong điều kiện hay kẹt xe hiện nay, hành trình đến bệnh viện trong giai đoạn mẹ chuyển da thực sự đó cũng là mối lo âu. Nhưng nếu mẹ và ông xã có kế hoạch định tuyến trước, có thể giúp tài xế lái xe an toàn và hợp lý đến bệnh viện kịp thời hơn.

Theo Vũ Ngọc/ Phunutoday/ Khỏe & Đẹp