Thực hư chuyện ăn 'thịt đỏ, trứng và sữa' nuôi tế bào ung thư, nhiều người khiếp sợ và lời giải đáp của chuyên gia
Vitamin và >dinh dưỡng trong thịt, >sữa và >trứng
Theo Vinmec, trứng, thịt và các protein khác đều là những nguồn thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày của mỗi người. Tuy nhiên, ít ai biết rõ được nhóm thực phẩm này mang đến những lợi ích gì cho >sức khỏe tổng thể.
Dưới đây là một số lợi ích to lớn mà bạn cần biết đến của nhóm thực phẩm này, bao gồm:
Đây là phần thực sự quan trọng của một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng cho tất cả mọi người, vì những thực phẩm này đều là nguồn cung cấp protein vô cùng dồi dào. Đồng thời, chúng cũng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Những người tiêu thụ nhiều >thịt đỏ và thịt đã qua chế biến (trên 90g mỗi ngày), nên hạn chế ăn và giảm lượng tiêu thụ trung bình xuống không quá 70g mỗi ngày.
Ngoài ra, những loại thực phẩm này cũng cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như sau:
Protein: giúp tăng trưởng và duy trì cơ bắp bình thường, đồng thời cải thiện sức khỏe xương.
Sắt: thường có nhiều trong các loại thịt đỏ, góp phần vào sự hình thành của các tế bào hồng cầu và giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
Kẽm: cũng có nhiều trong các loại thịt, giúp duy trì sức khỏe làn da, tóc, móng tay, thị lực và giúp hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh.
Vitamin B12: có nhiều trong thịt và cá. Nó có vai trò quan trọng trong việc duy trì các tế bào hồng cầu luôn khỏe mạnh và giúp ổn định các chức năng thần kinh khác.
Vitamin D: có nhiều trong cá nhiều dầu; đảm bảo cho răng, xương và cơ khỏe mạnh.
Axit béo omega-3: cũng được tìm thấy trong cá nhiều dầu, giúp duy trì một trái tim bình thường và khỏe mạnh.
Thực hư chuyện "thịt đỏ, trứng và sữa nuôi tế bào ung thư, khiến khối u phát triển nhanh"?
Theo Phụ Nữ Việt Nam, có nhiều thông tin trên mạng cho rằng các loại thực phẩm giàu protein "là nguồn thức ăn lý tưởng cho tế bào ung thư, đẩy nhanh quá trình khối u phát triển". Theo Bác sĩ Nguyễn Quỳnh Tú, Khoa Ung thư tổng hợp, Viện Ung thư - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết trên Báo Phụ Nữ Việt Nam, nhiều bệnh nhân ung thư lo sợ bệnh phát triển hoặc tái phát nên không dám ăn uống, dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Điều này cũng có thể khiến bệnh nhân không đủ sức khỏe để điều trị bệnh.
Một trong những sai lầm gặp ở rất nhiều bệnh nhân ung thư là quan niệm "thịt đỏ và các thực phẩm giàu protein như sữa, trứng… sẽ làm cho khối u phát triển nhanh hơn". Do vậy, không ít bệnh nhân ung thư kiêng khem, không dám ăn hoặc hạn chế với các loại thực phẩm này.
Bác sĩ Tú cho biết đây là quan niệm sai lầm. Cho đến nay, các bằng chứng khoa học không ủng hộ quan điểm này. Protein là một yếu tố cơ bản giúp cơ thể làm lành vết thương, chống nhiễm khuẩn trong và sau phẫu thuật, hóa chất và xạ trị. Các thực phẩm giàu protein còn là nguyên liệu phục hồi lại khối cơ của cơ thể đã mất do quá trình hóa trị. Nhóm thực phẩm này giúp tăng khả năng ngon miệng trong khi người bệnh luôn chán ăn, ăn uống kém. Dinh dưỡng đầy đủ năng lượng, giàu protein giúp người bệnh không suy mòn, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ăn thịt, cá, trứng như thế nào là tốt?
Theo VnExpress, dinh dưỡng đầy đủ năng lượng, giàu protein giúp người bệnh không suy mòn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bổ sung thực phẩm giàu protein như trứng, hạnh nhân, phô mai... giúp cơ thể tăng cường phát triển cơ bắp, hỗ trợ giảm cân.
Những người khỏe mạnh cần tiếp nhận 10-35% lượng calo hàng ngày từ protein, tương đương 45 g protein ở phụ nữ, 52 g protein ở đàn ông. Dưới đây là cách đơn giản để ăn nhiều protein hơn, theo Healthline.
- Ăn protein trước
Trong bữa ăn, bạn hãy ăn những thực phẩm giàu protein trước tinh bột. Protein làm tăng sản xuất peptide YY (PYY), một loại hormone đường ruột khiến cơ thể cảm thấy no, hạn chế thèm ăn. Ngoài ra, lượng protein cao sẽ làm giảm mức độ ghrelin (hormone đói), tăng tỷ lệ trao đổi chất sau khi ăn, trong khi ngủ.
Một nghiên với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy, với cùng thực đơn, nhóm tiêu thụ protein, rau trước khi ăn thực phẩm nhiều carb... có lượng đường trong máu, insulin tăng ít hơn so với nhóm còn lại.
Thực phẩm giàu protein bao gồm thịt, cá, trứng, các loại đậu, sản phẩm từ đậu nành, đậu phụ...
- Ưu tiên đồ ăn nhẹ là phô mai
Đồ ăn nhẹ cũng giúp bổ sung protein, bạn nên ưu tiên những món lành mạnh. Các thực phẩm ăn nhẹ như khoai tây chiên, bánh quy,... thường ít protein. Trong khi đó, một khẩu phần phô mai (28 g) chứa 7 g protein và giàu canxi. Ngoài ra, phô mai dường cũng không làm tăng mức cholesterol và có thể đem lại nhiều lợi ích cho tim mạch. Bạn có thể ăn phô mai với bánh quy, ngũ cốc nguyên hạt, cà chua hoặc táo cắt lát.
- Ăn trứng vào buổi sáng
Nhiều thực phẩm ăn sáng có hàm lượng protein thấp. Mặc dù bột yến mạch chứa nhiều protein hơn hầu hết các loại ngũ cốc nhưng chỉ cung cấp khoảng 5 gam trong một khẩu phần 240 gam. Trong khi đó, 3 quả trứng lớn cung cấp 19 g protein chất lượng cao, cùng với các chất dinh dưỡng quan trọng như selen, choline.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn trứng vào bữa sáng làm giảm cảm giác thèm ăn, giữ cho cơ thể no trong vài giờ. Vì vậy bạn sẽ ăn ít calo hơn vào các buổi khác trong ngày.
Chế độ ăn uống của người ung thư
Theo Medlatec, ngoài thông tin về các loại thực phẩm người bị ung thư nên ăn đã được nêu ra, bạn có thể tham khảo một số lưu ý trong chế độ ăn uống cho các trường hợp bệnh nhân mắc phải căn bệnh này như sau:
- Chế độ ăn uống đa dạng và cân đối
Chế độ ăn uống của người bị ung thư cần đảm bảo đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết; tránh việc quá ưu tiên cho nhóm thực phẩm này mà bỏ quên nhóm thực phẩm khác dẫn đến sự thiếu cân bằng dinh dưỡng.
Đồng thời, nên đa dạng các loại thực phẩm trong thực đơn, thay đổi món ăn thường xuyên để tạo giảm cảm giác nhàm chán khi ăn.
Ngoài ra, lưu ý tránh bồi bổ quá mức và các món ăn không nên chế biến quá mặn. Cùng với đó, hạn chế tiêu thụ những thực phẩm được chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng hoặc được chiên, nướng, nhiều dầu mỡ, hay thực phẩm lên men.
- Ăn các món ăn mềm, dễ tiêu hóa
Tiêu thụ những món ăn khó tiêu có thể khiến người bệnh bị đầy hơi; từ đó, tác động đến sức khỏe cũng như hiệu quả của quá trình điều trị. Do vậy, người bệnh nên ăn những món ăn mềm, dễ nhai, nuốt và dễ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, nên ăn nhiều hơn vào bữa sáng và bữa trưa, vì lúc đó cơ thể có thể hấp thụ nhiều dinh dưỡng hơn những thời điểm còn lại trong ngày.
- Ăn thêm bữa phụ
Bệnh nhân ung thư thường gặp phải tình trạng chán ăn, ăn kém, lười ăn, không có cảm giác ngon miệng khi ăn. Điều này dẫn đến tình trạng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể không được cung cấp đủ, gây mệt mỏi, suy nhược và cả việc khiến người bệnh không có đủ sức khỏe để tiếp tục quá trình điều trị.
Vì thế, để có thể giúp tăng cường thêm dinh dưỡng, người bị ung thư nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn thêm bữa phụ bên cạnh ba bữa chính.
- Uống nhiều nước mỗi ngày
Một lời khuyên khác cho người bệnh mắc ung thư trong chế độ ăn uống là không nên quên việc uống nhiều nước mỗi ngày và uống ngay cả khi không khát. Ngoài nước lọc, bệnh nhân cũng có thể sử dụng nước ép trái cây, rau củ, sữa,… Tuy nhiên, cần tránh uống các loại đồ uống có chứa caffein hay nước ngọt đóng chai, bia, rượu.