Lợi ích của quả hồng rất nhiều vì chứa nhiều loại vitamin và giàu khoáng chất như kali, sắt. Không chỉ giàu chất dinh dưỡng, trái cây này còn có nhiều chất chống oxy hóa, khiến nó trở thành nguồn bổ sung dinh dưỡng tự nhiên lý tưởng.

Thanh Thanh (TH) 05:00 04/10/2024

 

Loại quả mùa thu đỏ mọng này không chỉ chứa nhiều chất> >dinh dưỡng cần thiết, chất xơ mà nó còn chứa ít calo, ít cholesterol và các chất béo có hại khác. Quả hồng có rất nhiều loại vitamin như vitamin A giúp cải thiện thị lực, vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Quả hồng rất giàu glucose, protein, fructose, vitamin và khoáng chất, chủ yếu là vitamin C, beta caroten, iot, canxi, photpho, sắt... Trong 100g thịt quả có chứa 0,16mg caroten, 16mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin PP và các hợp chất hữu cơ khác.

Ảnh minh họa: Internet

Bạn cũng có thể tận hưởng những lợi ích khác của >quả hồng như hàm lượng vitamin B1 và B2 phong phú, cần thiết để duy trì tốc độ trao đổi chất tốt. Bạn cũng có thể duy trì >sức khỏe làn da bằng cách tiêu thụ loại trái cây này vì nó có một lượng vitamin E đáng kể.

Quả hồng được dùng rộng rãi để ăn tươi cũng như phơi khô. Trong khi phơi khô chúng được phủ một lớp đường và lượng đường có thể tăng đến 60 - 62%. Quả hồng còn dùng để làm thuốc.

Những> lưu ý khi ăn quả hồng để không gây hại cho sức khỏe

Không ăn hồng cùng thịt ngỗng: Đây là sự kết hợp rất nguy hiểm, bạn cần tuyệt đối tránh. Thịt ngỗng giàu chất đạm, protein chất lượng cao. Protein khi gặp tanin trong quả hồng, dễ ngưng tụ thành protein acid tannic, tích tụ trong dạ dày, trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Ảnh minh họa: Internet

Không ăn hồng cùng khoai lang: Khoai lang chứa nhiều tinh bột, sau khi trong dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit dạ dày, nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, sẽ kết tủa, hình thành sỏi không hòa tan. Chúng vừa khó tiêu hóa, lại không dễ đào thải ra ngoài, dễ bị tạo thành sỏi trong dạ dày.

Không ăn hồng khi ăn canh cua: Hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm đối với sức khỏe.

Không ăn hồng với hải sản: Hồng và hải sản là hai loại thực phẩm không nên kết hợp với nhau. Hải sản chứa nhiều protein và canxi, trong khi hồng lại giàu tanin. Sự kết hợp này sẽ làm giảm khả năng hấp thụ protein của cơ thể, gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, thậm chí là ngộ độc thực phẩm.

Ảnh minh họa: Internet

Không ăn hồng khi uống rượu: Hồng tính hàn, còn rượu tính nóng có độc. Các loại rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột, tanin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ tạo thành cục máu đông, vừa khó tiêu hóa vừa không thải ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc ruột.

Không ăn hồng khi đang uống trà: Trà chứa một lượng đáng kể axit tannic, một chất có khả năng kết hợp với tanin, một hợp chất tự nhiên có trong hồng. Sự kết hợp này tạo ra các chất kết tủa khó tiêu hóa, có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, thậm chí là táo bón. Do đó, để đảm bảo sức khỏe hệ tiêu hóa và tận hưởng trọn vẹn hương vị của cả trà và hồng, bạn nên tránh uống trà ngay sau khi ăn hồng hoặc ngược lại.

Thanh Thanh (TH) | Theo Phụ nữ sức khỏe