Trà xanh là một thức uống quen thuộc với người Việt nhưng nhiều người vẫn chưa biết rõ những tác dụng của nó.
1. Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Trà chứa nhiều flavonoid giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Các phân tử này giúp cải thiện lưu lượng máu cũng như đẩy lùi quá trình lão hoá của mạch máu, hạn chế sự hình thành của các mảng bám động mạch. Đặc biệt đối với trà xanh, uống 3 chén mỗi ngày có thể làm giảm 36% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch (trong khi trà đen có thể giảm 13%).
Một nghiên cứu theo dõi trong vòng 11 năm cho thấy, uống trà xanh cũng giúp làm giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch. Đồng thời, trà xanh cũng có tác dụng hạ huyết áp, chống viêm, cải thiện chức năng mô biểu mô, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở người béo phì.
2. Chống oxy hoá
Sự lão hóa của con người có liên quan đến các gốc tự do và các hợp chất polyphenol trong trà có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do phát triển, từ đó giảm quá trình oxy hóa. Polyphenol chiếm khoảng 20% đến 35% trong trà xanh. Theo cấu tạo hóa học có thể được chia thành flavanol, anthocyanin, flavonoid, axit phenolic...
Ngoài ra, catechin có trong trà xanh cũng được gọi là một dưỡng chất quý giá giữ gìn tuổi xuân của con người. Chất này chiếm khoảng 18% đến 36% hàm lượng dưỡng chất trong trà xanh và là chất chống oxy hóa giữ vai trò quan trọng nhất.
Trong các loại trà chúng ta thường uống thì trà xanh, trà ô long và trà đen là phổ biến nhất. Nhưng các loại trà này có hàm lượng catechin khác nhau. >Trà xanh có hàm lượng catechin nhiều nhất, tiếp đến là trà ô long và trà đen có hàm lượng catechin ít nhất. Vì vậy, nếu mục đích uống trà là chống lão hoá thì trà xanh là lựa chọn tốt nhất.
Bên cạnh khả năng chống oxy hóa, giảm nguy cơ xơ cứng động mạch, ổn định và kiểm soát lượng đường trong máu, một số nghiên cứu phát hiện catechin còn có khả năng chống ung thư.
3. Các công dụng khác
Trà xanh chứa nhiều caffeine, khoáng chất, axit amin, vitamin E, B, C, K và các chất >dinh dưỡng khác có lợi cho sức khoẻ. Lá trà sau khi uống còn có thể tái sử dụng làm hương liệu giúp khử trùng và khử mùi. Ngoài ra, lá trà có nhiều nguyên tố quý có thể >làm đẹp da, giảm căng thẳng.
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng uống trà có thể làm giảm đáng kể lượng cholesterol xấu (LDL), ngăn chặn quá trình oxy hoá cholesterol, giảm mỡ máu và tích tụ mỡ nội tạng bên trong cơ thể.
Cùng với đó, trà xanh cũng giúp hạ huyết áp, giảm lắng đọng hắc tố dưới da, ngăn ngừa loãng xương và sâu răng.
Hàm lượng polyphenol trong trà xanh khá cao dù là một lợi ích nhưng cũng dễ gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Chính vì vậy, không nên uốn trà xanh khi đói bụng hoặc uống quá nhiều.
Cùng với đó, chất tanin trong trà sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt của cơ thể từ 60 đến 70 phần trăm khi uống trong bữa ăn, ức chế nhu động ruột. Cho nên với những người thiếu máu do thiết sắt hoặc phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt không nên uống nhiều. Đặc biệt nên tránh uống trà trước bữa ăn, tốt nhất nên uống sau bữa ăn khoảng 2 giờ.
Không chỉ vậy, do trà xanh có chứa caffein làm sảng khoái tinh thần nhưng cũng là tác nhân cản trở giấc ngủ. Những người nhạy cảm với caffein nên uống ít trà sau buổi trưa để tránh tình trạng tim đập nhanh, đau đầu, mất ngủ... Caffeine cũng làm giảm sự hấp thụ canxi. Những bệnh nhân bị loãng xương chỉ nên tiêu thụ với một lượng nhỏ.
Các bác sĩ khuyến cáo người trưởng thành khoẻ mạnh cũng không nên uống quá 5 - 6 tách trà xanh mỗi ngày.
Nguồn: edh.tw