Loại thịt này được đánh giá là bổ dưỡng cho sức khỏe lại có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon.
Đó là >thịt ngỗng!
Loài ngỗng có tên khoa học là Anserinae, đã được thuần hóa ở châu Âu, Bắc Phi và châu Á từ thời cổ đại. Ngày nay ngỗng là loại thủy cầm được nuôi tại nhiều gia đình.
Thịt ngỗng là nguồn cung cấp nhiều chất >dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thịt ngỗng có hàm lượng protein cao, phù hợp với nhu cầu của cơ thể con người. Ngoài ra, loại thịt này rất giàu lipid, các hợp chất carbon, nguyên tố Ca, P, Fe, và vitamin C mà cơ thể con người cần.
Thịt ngỗng có tốt hơn >thịt gà hay >thịt vịt không?
Thịt ngỗng được đánh giá béo hơn thịt gà. Cứ 100 gram thịt ngỗng thì có 2,79 gram chất béo bão hòa. Chân và da có lượng chất béo cao hơn, nhưng ức thì ít hơn. Ước tính, thịt ngỗng chứa 96 miligam cholesterol trong 100 gam thịt, được đánh giá khá giàu cholesterol. Do đó, người lớn và những người có vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, nên tránh thực phẩm giàu cholesterol.
Tuy nhiên, thịt gà và thịt vịt cũng là một trong những loại thực phẩm phổ biến, là nguồn cung cấp protein chất lượng cao cho cơ thể. Do vậy, việc lựa chọn thịt gà, thịt vịt hay thịt ngỗng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, tình hình sức khỏe và nhu cầu cá nhân của mỗi người.
Món ngon với thịt ngỗng
Loại thịt này có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon. Dưới đây là 2 món ăn thịt ngỗng mà bạn có thể tham khảo.
Thịt ngỗng hầm nồi
Thịt ngỗng cả con, làm sạch bỏ ruột, hầm cùng gừng, hành củ, ớt đỏ, tiêu xanh, tỏi, rượu nấu ăn, muối, nước tương/nước mắm. Trong quá trình hầm có thể cho thêm một số loại gia vị như hoa hồi, quế,… để tăng thêm hương vị.
Công dụng: Bổ âm, rất tốt cho người đái tháo đường.
Gỏi ngỗng
Món gỏi ngỗng được chế biến rất đơn giản từ những nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp: tỏi - băm nhỏ, hành tây - cắt mỏng, cà rốt - bào sợi, dưa chuột - bào sợi. Sau đó trộn các nguyên liệu này với thịt ngỗng cắt lát kèm nước mắm chua ngọt. Có thể ăn kèm bánh phồng tôm.