Lê không chỉ có hương vị thanh mát mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng lợi tiểu, giảm phù nề, hạ huyết áp, mỡ máu và nhiều công dụng khác.

My My (t/h) 10:53 01/12/2023

Quả >lê và những ích lợi của nó đối với >sức khỏe

Theo các chuyên gia >dinh dưỡng, trung bình trong 100g quả lê cung cấp rất nhiều dưỡng chất bổ ích, bao gồm: canxi, chất xơ, kali, protein, photpho, và các loại vitamin cần thiết khác như A, B, C. Cứ 100g quả lê sẽ chứa 0,5mg sắt, 86,5g nước, 0,2g protein, 0,1g chất béo, 11g carbohydrate, 14mg canxi, 13mg photpho, 1,6g chất xơ, 1mg axit folic, các vitamin nhóm P, C và beta carotene, 0,2g vitamin PP,...

Lê được mệnh danh là “tổ tiên của các loại trái cây”, “nước khoáng thiên nhiên” vì rất nhiều nước. Lê không chỉ có vị ngon, giòn, thơm ngon mà còn giàu protein, chất béo, carbohydrate, axit malic, axit citric, fructose, vitamin B1, B2, C,...

Báo VnEpress chia sẻ theo theo Organic Authority, NCBI, Heart Spring Health, từ lâu, quả lê được dùng trong y học như phương thuốc hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh. Trái chủ yếu là nước (khoảng 80%), đường và fructose (khoảng 15%) và chất xơ (khoảng 2%). Trong báo cáo nghiên cứu về lợi ích của lê tươi, viện Khoa học làm vườn và thảo dược quốc gia (Mỹ) cho biết loại quả ngọt thanh này chứa lượng lớn hợp chất kháng viêm. Lê hỗ trợ sức khỏe đường hô hấp, góp phần cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường, béo phì, hỗ trợ phòng ung thư, tốt cho tim mạch.

Quả lê tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Nghiên cứu đăng trên Thư viện y tế quốc gia (Mỹ) cho thấy hàm lượng lớn flavonoid, triterpenoids và một số acid có trong vỏ quả lê tươi hỗ trợ điều trị giảm đau họng, dịu cơn ho... Theo tập hợp các báo cáo nghiên cứu tại Hàn Quốc, một số thành phần tự nhiên trong lê tươi hỗ trợ người bệnh dịu cơn tức ngực, dịu đường thở, góp phần tăng độ ẩm cho phổi, giúp mát tim. Khi bị viêm đường thở, lượng chất nhầy tăng gây nghẽn cho tiểu phế quản. Hợp chất luteoline có trong lê tươi có thể hỗ trợ giảm viêm, giúp giãn cơn co thắt của các tiểu phế quản này. Người bệnh sẽ bớt ho và dễ đẩy đờm ra khỏi đường thở hơn.

Lượng polyphenol và flavonoid có nhiều tiềm năng góp phần trong điều trị các bệnh lý viêm đường hô hấp, dị ứng đường hô hấp.

Quả lê là một trong những loại trái cây giúp trị ho, bổ phổi. Ảnh: Internet

Khi bị nghẹt mũi, đau họng, ho hoặc có triệu chứng của cảm, cúm bạn có thể ăn một quả lê sẽ giúp giảm bớt khó chịu đường thở hơn. Bên cạnh các quả có múi như cam chanh, lê tươi chứa nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng khác, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Người thường ăn lê cũng tránh triệu chứng mất nước cho cơ thể.

Lê sống và chín có tác dụng giảm ho khác nhau

Theo Báo Phụ nữ Thủ đô, nhiều người tin rằng ăn lê có thể cải thiện các triệu chứng ho, tuy nhiên nó sẽ có tác dụng khác nhau tùy theo cách sử dụng.

Bác sĩ Weng chỉ ra rằng từ góc độ y học cổ truyền, bệnh nhân mắc bệnh ho nhiệt thường có các triệu chứng như ho, đờm vàng, đờm đặc, trong trường hợp này có thể ăn lê sống. Với trường hợp ho kéo dài chuyển thành ho hàn, khí huyết suy yếu nên dùng lê nấu chín chẳng hạn như >lê hấp đường phèn. Bởi vì lê khi nấu chín sẽ làm mất đi tính lạnh và chuyển thành tính ấm.

Cách chưng lê trị ho hiệu quả

Theo Báo Lao Động, Dưới đây là một số cách chưng lê có thể giúp trị ho hiệu quả cho trẻ nhỏ.

- Lê, kỷ tử, táo tàu và đường phèn

Lê, kỷ tử, táo tàu và đường phèn đều là những nguyên liệu dễ tìm và được sử dụng nhiều trong các phương thuốc Đông y. Sự kết hợp giữa 4 nguyên liệu này rất tốt cho đường hô hấp của trẻ nhỏ và giúp trẻ xua tan cơn ho hiệu quả.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 2 quả lê đã rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn; 1 thìa canh kỷ tử; 1-2 thìa canh đường phèn; 8 quả táo tàu khô. Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi rồi thêm 1 cốc rưỡi nước và nấu với lửa lớn. Khi nước sôi, bạn hạ lửa nhỏ và nấu thêm khoảng 15-20 phút rồi để nguội và cho bé dùng.

Chưng lê tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet

- Lê và mật ong

Mật ong và lê đều là những nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc dân gian trị ho. Ngoài tác dụng chữa ho, sự kết hợp giữa lê và mật ong còn có công dụng kháng khuẩn, làm dịu cổ họng từ đó giúp giảm viêm, giảm khàn tiếng.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 quả lê đã gọt vỏ, rửa sạch, sau đó cắt lê thành những miếng nhỏ vừa ăn rồi cho lê vào thố hoặc chén có nắp đậy, thêm 3 thìa canh mật ong vào và đem chưng cách thủy trong khoảng 15-20 phút, để nguội và cho bé dùng.

- Lê, gừng và đường phèn

Sự kết hợp giữa lê, gừng và đường phèn được xem là bài thuốc trị ho rất hiệu quả. Gừng là thảo dược có tính ấm, nóng rất tốt cho các bệnh về đường hô hấp như ho gió, ho khan và ho có đờm.

Cách thực hiện: Gừng rửa sạch, cạo vỏ rồi đập dập và cắt thành từng miếng nhỏ. Lê rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành từng miếng vừa ăn, cho cả 2 nguyên liệu vừa chuẩn bị vào thố và thêm một ít đường phèn rồi đem chưng cách thủy trong khoảng 20 phút, cuối cùng là để nguội và cho bé dùng.

Theo Tuổi Trẻ, một số công thức khác có tác dụng về tư âm nhuận táo, thanh nhiệt tiêu đờm, chữa chủ yếu gần hết các bệnh ở bộ máy hô hấp dễ làm có thể thực hiện như sau:

- Lê ép hoặc xay: uống tươi nguyên chất hoặc cho thêm đường hoặc sữa. Lê phải gọt vỏ, bỏ lõi. Để giải khát, chữa khô miệng, họng, ho khản tiếng.

- Lê - củ cải: Lê 1kg (bỏ hạt), củ cải trắng 1kg, gừng sống 250g, sữa đặc 250g, mật ong 250g. Cả lê, củ cải, gừng vắt nước riêng từng thứ, cho nước củ cải vào nồi nấu sôi mạnh rồi dịu xuống cho chín nhừ sền sệt như keo thì cho nước gừng, sữa nóng, mật ong khuấy đều, đun tiếp nhỏ lửa cho đến khi sôi thì bắc ra, để nguội cho vào bình. Thích hợp với chứng phế âm hư nhược, sốt về chiều, ho kéo dài, đờm ít và đặc, táo bón, tiểu tiện vàng và ít, suy nhược.

- Lê - trần bì: 2 quả lê ép lấy nước sắc với 20g vỏ quýt khô lâu năm. Uống chữa ho khản tiếng, viêm họng mạn.

- Lê-đậu đen: Chọn trái lê to, cắt nắp, khoét bỏ hạt nhồi đầy đậu đen (đã ngâm mềm), đường phèn đậy nắp, om nhừ. Ăn tiêu đờm, hết ho hen khó thở.

Lưu ý khi ăn lê

Theo VOV, mỗi loại thực phẩm đều có những điều cấm kỵ trong cách ăn. Dưới đây là 3 loại thực phẩm quen thuộc bạn không nên kết hợp cùng lê, tránh gây hại sức khỏe.

- Cua: Cua hấp, súp cua hay thịt cua xào miến đều là những món ngon vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên, thịt cua là thực phẩm có tính hàn, lê cũng là thực phẩm có tính hàn.

Vi vậy nếu ăn hai thực phẩm này cùng một lúc sẽ dẫn tới các chứng khó chịu về đường tiêu hóa như đau bụng, thậm chí là tiêu chảy.

- Thực phẩm giàu tinh bột: Lê rất giàu axit tannic. Khi ăn lê cùng các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm tăng tiết axit dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Khoảng >cách ăn lê và các thực phẩm giàu tinh bột nên cách xa nhau, để tránh làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và gây bất lợi cho sức khỏe đường ruột.

- Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ: Những thực phẩm chiên rán, chứa dầu mỡ, có nhiều chất béo và khó tiêu hóa sau khi ăn. Lê tuy có tác dụng giải khát và nhuận tràng nhưng lại không thích hợp để ăn cùng với đồ ăn nhiều dầu mỡ.

 

My My (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe