Chính bởi vì dồi dào các loại dưỡng chất có tác dụng chống oxy hóa cao bên trong, đu đủ còn được mệnh danh là quả 'trường thọ' tốt cho sức khỏe.

Lam Lam (t/h) 12:54 03/11/2023

Thành phần trong quả >đu đủ

Theo Người Đưa Tin dẫn nguồn từ Tạp chí >sức khỏe, đu đủ là một “kho báu” >dinh dưỡng, rất giàu vitamin A và vitamin C, hàm lượng này thậm chí còn cao hơn cả dâu tây, cam và chanh. Thịt của quả đu đủ cũng chứa nhiều carotene và lycopene, chúng đều là những chất chống oxy hóa rất hiệu quả. Theo nghiên cứu, chất chống oxy hóa trong đu đủ dễ được cơ thể hấp thụ và sử dụng hơn các loại trái cây và rau củ khác. Chính vì các đặc tính của mình, đu đủ còn được gọi là “quả trường thọ”.

Đu đủ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cân thiết mà cơ thể cần. (Ảnh minh họa)

Theo đó, đu đủ chín chứa tới 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoit acid hữu cơ, vitamin: A, B, C, 0,9% chất béo, xenluloz (0,5%), canxi, photpho, magiê, sắt, vitamin B1, vitamin B2.

Trong 100g đu đủ xanh có 74-80 mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Đu đủ còn có các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm.

Loại quả được mệnh danh là 'trường thọ'

Chia sẻ trên Báo Thanh Niên, theo Times of India, một trong những loại trái cây tốt nhất mà người Nacoya ăn thường xuyên là đu đủ. Theo Tạp chí Địa lý Quốc gia (National Geographic Magazine), cây đu đủ có rất nhiều ở Nicoya.

Hàm lượng vitamin A, C và E của trái đu đủ giúp người Nicoya kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, cũng như một loại enzyme có tên là papain.

Papain đã được biết đến để giúp hỗ trợ tiêu hóa và đã được sử dụng trong y học để giúp giảm táo bón và đầy hơi.

Đu đủ giàu chất chống oxy hóa, giúp cơ thể tươi trẻ mỗi ngày. Ảnh: Internet

Một nghiên cứu trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention thậm chí còn phát hiện ra rằng chế độ ăn giàu beta-carotene có thể giúp nam giới ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Các chất dinh dưỡng và vitamin này mang lại cho đu đủ sức mạnh trong việc giúp giảm viêm, hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường, giúp giảm nguy cơ ung thư và nguy cơ bệnh tim, và giúp chống lại sự thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.

Ăn đu đủ thường xuyên giúp người Nicoya luôn khỏe mạnh và tươi trẻ, ngay cả khi họ bước vào tuổi 100.

Cách ăn đu đủ tốt cho sức khỏe

Theo Vinmec thông tin từ healthline, một vài công thức mà bạn có thể thực hiện dễ dàng bằng cách sử dụng một quả đu đủ để làm những món ăn như:

Bữa sáng: Cắt làm đôi và đổ đầy một nửa bằng sữa chua Hy Lạp, sau đó phủ lên trên một vài quả việt quất và các loại hạt xắt nhỏ.

Salad đu đủ. Ảnh: Internet

Salad: Cắt nhỏ đu đủ, cà chua, hành tây và ngò, sau đó thêm nước cốt chanh và trộn đều.

Tráng miệng: Kết hợp trái cây xắt nhỏ với 2 muỗng canh (28 gram) hạt chia, 1 cốc (240 ml) sữa hạnh nhân và 1/4 muỗng cà phê vani. Trộn đều và để tủ lạnh trước khi ăn.

Lưu ý khi ăn đu đủ

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, một số nhóm người sau nên chú ý khi ăn đu đủ:

- Người bị suy giáp

Cyanogenic glycoside có trong đu đủ không chỉ ảnh hưởng đến nhịp tim mà còn có thể cản trở quá trình tổng hợp và chuyển hóa iốt trong cơ thể và gây ra các triệu chứng trầm trọng hơn ở những người bị suy giáp. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra ở những người ăn quá nhiều đu đủ.

- Những người bị dị ứng

Những người bị rối loạn hô hấp như hen suyễn, hoặc bất kỳ trường hợp dị ứng nào, hãy cẩn thận khi ăn đu đủ. Đôi khi phấn hoa có thể dính lên vỏ đu đủ nên khi gọt đu đủ cần đeo găng tay. Vứt vỏ và găng tay vào thùng rác ngay sau khi gọt xong.

- Người bị sỏi thận

Đu đủ có rất nhiều vitamin C, trong 100g đu đủ chứa 60,9mg vitamin C. Đây là một chất chống ôxy hóa và đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự mạnh mẽ của hệ thống miễn dịch. Nhưng nếu bổ sung quá nhiều vitamin C có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận canxi oxalat hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở những người đã mắc bệnh.

- Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai không nên ăn đu đủ xanh. Đu đủ, đặc biệt là đu đủ xanh, khi ăn quá nhiều có thể gây sảy thai ngoài ý muốn. Đu đủ sống có rất nhiều mủ, là nguyên nhân có thể kích hoạt các cơn co thắt tử cung, do đó có thể dẫn đến sảy thai. Nhưng nếu chỉ ăn một lượng đu đủ vừa phải thì có thể không gây hại gì đối với sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai không nên ăn đu đủ xanh.

- Người bệnh suy gan không nên ăn đu đủ

Người bệnh suy gan thường xuyên phải sử dụng nhiều loại thuốc điều trị. Đu đủ có tác dụng giúp phục hồi sau các tác động độc hại trên gan và giảm tổn thương cho cơ quan này. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đăng tải trên Healthline cũng đã đề cập rằng, lá đu đủ có thể làm tăng nồng độ men GGT, ALP và bilirubin thường chỉ ra các bệnh gan đang hoạt động do xuất huyết và viêm. Vì vậy, tốt nhất những người bị suy gan nên tránh hoặc giảm ăn đu đủ. Nếu muốn ăn, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.

 

 

Lam Lam (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe