So với thịt gà, thịt bò, thịt vịt chứa nhiều chất béo lành mạnh, ít cholesterol, y thư cổ ví như "thuốc bổ thượng hạng".

Lam Lam (t/h) 15:22 27/11/2023

Nhóm thịt trắng có lợi cho >sức khỏe

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), >thịt vịt được phân loại là thịt trắng. Mặc dù thịt vịt được xếp vào cùng nhóm với thịt gà và gà tây, nhưng nó có xu hướng có nhiều myoglobin hơn và có màu sẫm hơn. Đây là nguồn protein bổ dưỡng có thể được kết hợp vào chế độ ăn uống lành mạnh ở mức độ vừa phải. Một phần ức thịt vịt không da (95gram) cung cấp 22 gram protein, 190 calo, cùng một số vitamin và khoáng chất.

Báo Dân Trí cũng cho hay, thịt vịt giàu >dinh dưỡng. Mặc dù không nhiều protein cùng axit béo không no như thịt gà, nhưng thịt vịt lại có hàm lượng vitamin, nguyên tố vi lượng và cholesterol cao hơn thịt gà.

Thịt vịt bổ dưỡng. Ảnh: Internet

100g thịt vịt cũng cung cấp nhiều calo hơn hẳn (267 calo so với 199 calo). Vì thế, thịt vịt cực kỳ hữu dụng trong việc bồi bổ, tốt cho sức khỏe, giúp nhanh chóng tăng cường sinh lực, mau khỏe mạnh và còn hỗ trợ giải nhiệt cơ thể. Do đó, đối với trẻ em gầy cần tăng cân, thịt vịt là lựa chọn rất tốt mà bố mẹ không nên bỏ qua.

Mùa đông, thịt vịt bổ dưỡng và giúp trị ho hiệu quả

Báo Người Đưa Tin cho biết, Khác với các loại thịt khác, thịt vịt không có tính nóng, khô nên đặc biệt thích hợp để bồi bổ cơ thể vào mùa thu đông. Nó giúp thanh nhiệt và làm dịu các triệu chứng khô mùa thu và khó chịu ở cổ họng. Thịt vịt còn giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật, giúp chúng ta khỏe mạnh trong mùa lạnh.

Ngoài ra, thịt vịt có hàm lượng axit béo độc đáo góp phần tăng cường sức khỏe tim mạch. Thành phần của axit béo khiến nó khác biệt với các loại thịt khác và mang lại những lợi ích tiềm năng cho sức khỏe tim mạch.

Thịt vịt cung cấp nhiều dưỡng chất. Ảnh: Internet

Một chất dinh dưỡng đáng chú ý là choline, liên quan đến các chức năng khác nhau của não, bao gồm trí nhớ, học tập và hiệu suất nhận thức. Nó là tiền chất của acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng để liên lạc giữa các tế bào não. Lượng choline đầy đủ là rất quan trọng để duy trì chức năng não khỏe mạnh và thịt vịt là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng này.

Món ăn đại bổ từ vịt

Theo báo Tiền Phong, y học cổ truyền, cho rằng thịt vịt vị ngọt, hơi mặn, tính lương (mát). Công hiệu thanh nhiệt giải độc, tư âm giáng hỏa, chỉ lỵ ra máu. Đặc biệt có hiệu quả trị liệu rõ rệt đối với các bệnh có sốt, sởi, trừ khử thử nhiệt. 

- Món vịt hầm bách hợp bổ phổi: Vịt mái già một con, bách hợp tươi 300g. Vịt mổ bụng bỏ lòng, cho bách hợp vào bụng, tưới 2 muỗng rượu, gia vị, bỏ đầu vịt vào bụng buộc chặt lại. Chưng cách thủy cho chín. Ăn thịt, lòng và bách hợp. Thích hợp với người bị viêm phế quản mãn, ho hen, khạc ra máu, ho lao.

- Giúp hạ huyết áp: Thịt vịt 100g nấu 30 phút, gia đỗ trọng 30g, mộc nhĩ trắng 30g. Nấu thêm 15 phút. Ăn thịt vịt, mộc nhĩ, nước canh, bỏ đỗ trọng. Thích hợp với người bị huyết áp cao, đau đầu chữa bệnh chóng mặ mất ngủ

Vịt hầm đông trùng hạ thảo và táo đỏ. Ảnh: Internet

- Chữa hen suyễn, thiếu máu: Thịt vịt nạc 300g, băm nhỏ ướp gia vị, gạo tẻ 100g, nước mía 300ml, ninh nhừ. Cháo chín cho thịt vịt đảo đều, đun tiếp cho chín vịt. Ăn ngày ba lần, liền một tuần. Thịt vịt đậu đỏ chữa thiếu máu: thịt vịt 1kg, đậu đỏ 50g, đậu phộng 100g, vỏ bí đao 30g. Nấu thành canh để ăn

- Chữa tiểu đường:  Vịt mái già một con (1,5kg), ngọc trúc 50g, mạch môn đông 50g, rượu vang 30g. Thuốc cho vào túi vải buộc miệng ngâm nước lạnh ba phút rồi bỏ vào bụng vịt.Đầu vịt gập vào bụng, lấy dây buộc lại đặt vào bát to rồi cho vào nồi chưng tới khi vịt chín mềm, bỏ túi thuốc ra vắt lấy nước ăn cùng.

 Theo lương y Bùi Đắc Sáng - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chia sẻ trên Báo Gia đình và Xã hội, giống như nhiều loại thực phẩm khác, ăn thịt vịt ít nhất một lần trong tuần sẽ giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng, ổn định tinh thần, kéo dài cuộc sống. Thịt vịt sẽ càng bổ dưỡng hơn nếu như chế biến kết hợp với một số thứ khác. Cụ thể:

Cách nấu vịt tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet

- Dưa chua

Trong dưa muối chứa nhiều axit, ăn chung với thịt vịt có thể bổ sung nhiều thành phần chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, đây còn là bài thuốc hiệu quả với những người bị sốt nhẹ, ăn ít, miệng khô, sưng phù.

- Cải thảo

Cải thảo là thực phẩm có chứa rất nhiều vitamin C. Trong thịt vịt lại chứa protein, chất béo và cholesterol khá phong phú. Khi ăn chung hai món này với nhau có thể thúc đẩy quá trình trao đổi cholesterol trong máu, điều này sẽ mnag lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

- Kim ngân hoa

Theo Đông Y, thịt vịt có công dụng để tiêu sưng, trị nhiệt độc và mụn độc. Kim ngân hoa lại có tác dụng về da như giúp thanh nhiệt giải độc, nhuần da, tiêu trừ mụn vùng mặt. Do đó, nếu như kết hợp thịt vịt nấu với kim ngân hoa sẽ mang đến nhiều công dụng tốt cho làn da.

- Củ mài (hoài sơn)

Thịt vịt giàu dinh dưỡng nhưng lại có chứa hàm lượng chất béo cao. Chính vì thế, nên ăn thịt vịt chung với củ mài có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ cơ thể rất tốt.

Lam Lam (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe