Mùa này khoai lang rất dễ mọc mầm vì vậy khi mua về bạn nên áp dụng 1 trong các cách bảo quản dưới đây. Nó giúp khoai ngọt hơn lại không lo mọc mầm.
Khoai lang là một loại thực phẩm chứa nhiều chất >dinh dưỡng có lợi cho >sức khỏe cùng nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu. Trong 100g khoai lang chứa 90kcal, 2g đạm, 7,05g tinh bột, 3,3g chất xơ, 0,15g chất béo, 38mg canxi… Khoai lang mang đến một số lợi ích đáng kinh ngạc như:
Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch: Khoai lang là một nguồn cung cấp beta-carotene phong phú. Trong khoai lang có carotenoid, một chất chống oxy hóa giúp gan chuyển đổi beta-carotene tiêu thụ thành các loại vitamin giúp tăng cường sức khỏe. Lượng beta-carotene đủ để tạo ra các rào cản niêm mạc ngăn vi khuẩn và chất độc trong môi trường xâm nhập vào cơ thể, giúp cơ thể ngăn ngừa và chống lại nhiễm trùng và có hệ thống miễn dịch hoàn thiện hơn.
Duy trì lượng đường trong máu: Cuối cùng, lợi ích dinh dưỡng cuối cùng của khoai lang là khả năng chống lại bệnh tiểu đường bằng cách duy trì lượng đường trong máu ở mức kiểm soát. Khoai lang có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường type 2.
Tăng cường trí nhớ: Khoai lang chứa anthocyanin, một chất chống oxy hóa mạnh. Anthocyanin đã được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ tăng cường trí nhớ cũng như tăng cường sự tập trung. Không chỉ đối với người lớn, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ thực phẩm giàu anthocyanin giúp hỗ trợ tăng cường sự tập trung và chú ý ở trẻ em. Chế độ ăn giàu trái cây, rau quả trong đó có khoai lang có thể hỗ trợ giảm 13% nguy cơ suy giảm tinh thần và sa sút trí tuệ.
Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa: Khoai lang là nguồn chất xơ tuyệt vời, đặc biệt là nếu ăn cả vỏ. Chất xơ rất cần cho việc tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và các bệnh nghiêm trọng, như ung thư ruột kết. Một củ khoai lang trung bình có 6 gram chất xơ. Chúng cũng chứa tinh bột kháng, một loại tinh bột đóng vai trò cung cấp vi khuẩn “tốt” cho cơ thể bạn. Cyanidin có trong khoai lang cũng giúp giảm viêm, đặc biệt là ở đường tiêu hóa.
Thùng carton, giấy báo và baking soda
Chuẩn bị: Thùng carton, giấy báo, baking soda (muối nở)
Cách làm: Sau khi mua khoai về, nếu có đất bám trên bề mặt, đất lại ẩm ướt thì bạn không nên mang đi bảo quản ngay. Bạn nên để khoai bên ngoài 1 ngày để nó khô ráo mới bắt đầu bảo quản. Tuy nhiên, nếu phơi nắng thì bạn không nên phơi nắng quá lâu, chỉ làm khô bề mặt khoai là được. Phơi nắng lâu sẽ làm mất hết nước trong khoai. Đợi đến khi khoai lang khô ráo thì bạn bắt đầu đem đi bảo quản.
Trước tiên bạn hãy chuẩn bị một hộp bìa các tông, kích thước của hộp các tông phụ thuộc vào số lượng khoai lang mà bạn muốn cất trữ. Tiếp đến lót một lớp giấy báo xuống đáy hộp các tông. Sau đó bọc một ít muối nở vào giấy vệ sinh, gói kín rồi cho vào hộp. Bây giờ thì bạn có thể đặt khoai lang vào. Lưu ý là không nên cho hết khoai vào một lúc mà nên rải từng lớp. Cứ một lớp khoai bạn lại trả một lớp giấy báo rồi bọc một ít baking soda vào giấy vệ sinh, đặt lên trên lớp báo rồi lại xếp lượt khoai mới lên. Làm như vậy cho đến khi hết khoai.
Cuối cùng bạn gói kín thùng lại và để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Ở dưới thùng carton bạn nên kê một viên gạch, nếu tiếp xúc trực tiếp với mặt đất khoai rất dễ mọc mầm. Phương pháp này giúp bạn bảo quản khoai thêm nửa năm mà không lo mọc mầm.
Bọc giấy ăn
Bạn lấy giấy ăn bọc kín khoai lang lại không để phần nào hở ra bên ngoài. Cách này rất hiệu quả vì khăn giấy khô có thể hút ẩm trong không khí, tránh cho khoai lang bị ướt, có thể đảm bảo khoai lang tươi ở mức độ nhất định. Bọc xong thì bạn cho khoai lang vào túi kín, xả hết không khí bên trong rồi buộc chặt miệng túi, bảo quản nơi thoáng mát. Cách này giúp >bảo quản khoai lang lâu mà không lo mất chất.
Dùng màng bọc
Thay vì dùng khăn giấy bạn có thể dùng màng bọc bọc kín từng củ khoai lang lại, bóp hết không khí bên trong ra ngoài. Màng bọc giúp bảo vệ độ ẩm bề mặt của khoai lang, khiến chúng không dễ bị bay hơi, làm khoai tươi. Bọc xong bạn cho khoai lang vào túi sạch, gạt hết không khí ra rồi cho khoai lang vào tủ lạnh, lúc ăn lấy ra là được.
Quan sát hình dáng của củ khoai
Một củ khoai lang ngon thường sẽ thon ở hai bên đầu và dày ở giữa. Ngoài ra, những củ khoai lang ngon, phần vỏ cũng sẽ có màu sắc tươi sáng, đều màu hơn so với những củ khoai không ngon.
Nhìn vỏ của khoai lang
Khi chọn mua khoai lang, không nên chọn những củ có vết xước hoặc vỏ không đều màu. Bên cạnh đó, cũng không nên chọn những củ trên vỏ có xuất hiện các đốm đen bởi những củ khoai này thường đã bị hà, thối và hư hỏng, dù giá rẻ thì các chị em cũng không nên mua.
Ngửi mùi của củ khoai
Ngửi mùi của khoai lang cũng là một trong những bí quyết giúp chúng ta chọn được những củ khoai ngon, ngọt. Khi ngửi khoai, nếu thấy khoai có vị cay nồng thì chứng tỏ củ đó đã bị sâu đục khoét chúng làm cho phần thịt của khoai cay, không ăn được, loài sâu đục này còn được gọi là “sâu cay”. Còn nếu khi ngửi, thấy khoai có mùi thơm nhẹ tự nhiên thì đó là khoai lang chất lượng cao.