Để tăng khả năng phòng chống bệnh tật, nhất là bệnh ung thư thì rau quả nên được sử dụng theo một số bước đơn giản bên dưới đây.

Thanh Thủy 10:12 24/08/2023

Trái cây và rau xanh vốn dĩ đã được coi là "liều thuốc" cực tốt cho cơ thể. Chúng có chứa nguồn> >dinh dưỡng vô cùng dồi dào, với nhiều chất xơ, vitamin... vì thế nó sẽ giúp bạn khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, rau quả còn có hàm lượng calo thấp, nên rất thích hợp cho những ai muốn giảm cân.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trái cây và rau nên chiếm ít nhất một nửa trong khẩu phần ăn. Tuy nhiên, để tăng khả năng phòng chống bệnh tật, nhất là bệnh ung thư thì rau quả nên được sử dụng theo một số bước đơn giản bên dưới đây.

Rau quả dùng theo cách này sẽ thành "liều thuốc" cho sức khỏe

1. Quả lê: Mang đi hấp đường phèn

Trong Đông y, lê có tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho... Lê nên được dùng để hấp cùng đường phèn, gừng sẽ khiến cơ thể dễ hấp thu hơn, đồng thời có công dụng trị bệnh, tăng cường >sức khỏe tốt. 

Cách làm lê hấp gừng đường phèn như sau: Chuẩn bị 2 quả lê, một nhánh gừng dài bằng đốt ngón tay, lượng đường phèn vừa đủ. Lê đem rửa sạch, gọt vỏ, thái lát dạng quân cờ. Gừng rửa sạch, cạo bỏ vỏ, đem đập giập rồi thái nhỏ. Cho gừng và lê vào chén, thêm đường phèn rồi hấp hoặc chưng cách thủy trong khoảng 20 phút. Để nguội và sử dụng.

2. Táo: Ăn táo cả vỏ

Năm 2013, Tạp chí Y khoa Anh công bố báo cáo cho thấy đối với người Anh trên 50 tuổi, ăn một quả táo mỗi ngày đem lại tác dụng tương tự như thuốc giảm cholesterol. Đồng thời, táo còn được chứng minh có thể giảm 24% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư thanh quản và ung thư đại trực tràng. Đó là lý do vì sao câu nói "Ăn một quả táo mỗi ngày, bạn sẽ không cần đến gặp bác sĩ".

Ít ai biết rằng bộ phận bổ nhất của quả táo chính là phần vỏ. Nguyên nhân là do chất chống oxy hóa trong táo tập trung ở vỏ. Vỏ là tuyến phòng thủ đầu tiên giúp trái cây chống lại sự xâm nhập từ bên ngoài, khi gọt bỏ vỏ quả táo sẽ nhanh chóng bị oxy hóa và đổi màu, như vậy dinh dưỡng cũng bị suy giảm. Do đó, việc ăn táo cả vỏ là sự lựa chọn rất thông minh.

3. Nghệ: Thêm hạt tiêu để tăng công dụng

Ẩm thực Ấn Độ chứa đầy các loại gia vị và nghệ là một loại nguyên liệu thần kỳ. Củ nghệ được biết đến với đặc tính chữa bệnh và thường được sử dụng trong y học Ayurvedic.

Nhiều nghiên cứu cho thấy nghệ có chứa chất chống ung thư và chống viêm do thành phần curcumin trong nó. Curcumin đã được chứng minh để ngăn chặn ung thư dạ dày, gan, phổi và ung thư vú. Peperine, thành phần trong gia vị hạt tiêu đen cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn ung thư.

Một nghiên cứu tại Trung tâm Ung thư Đại học Michigan phát hiện ra rằng hạt tiêu đen ngăn chặn các khối u ung thư vú. Thêm hạt tiêu đen với bất kỳ thực phẩm có chứa bột nghệ sẽ càng làm tăng tác dụng của curcumin, do đó có thể tăng công dụng chống ung thư.

4. Ăn củ cải: Giữ nguyên lá

Ăn củ cải đã nhiều nhưng đảm bảo gần như tất cả chúng ta đều đang lãng phí một bộ phận quý giá nhất của củ cải đó chính là: phần lá!

Lá củ cải rất giàu vitamin A, vitamin C, đặc biệt hàm lượng vitamin C trong lá còn cao gấp 4 lần phần thân. Vitamin C trong lá củ cải có thể ngăn ngừa sự lão hóa của da, ngăn ngừa sự hình thành các đốm đen, giúp da luôn trắng sáng và mềm mại.

Ngoài ra, vitamin A và vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, có tác dụng ức chế ung thư hiệu quả. Những chất xơ thực vật trong phần lá có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, loại bỏ táo bón, giải độc.

Trong lá củ cải có chứa vitamin C. Chất này sẽ có tác dụng dưỡng da rất tốt, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tái tạo tế bào da, ức chế hiệu quả những tổn thương do các chất gây bệnh bên ngoài gây ra cho da, vì vậy hãy ăn nhiều lá củ cải để giúp trẻ hóa làn da hiệu quả.

Lá củ cải giàu chất xơ, ít calo vì thế chúng có thể giảm lượng đường trong máu. Vì vậy, loại rau này là một trong những thực phẩm cần có trong thực đơn của bệnh nhân tiểu đường.

5. Ăn khoai lang: Đừng bỏ vỏ

Bộ phận bổ dưỡng bậc nhất của >khoai lang chính là phần vỏ. Thế nhưng tất cả chúng ta đều có thói quen lược bỏ vỏ khoai trước khi ăn và vô tình làm lãng phí rất nhiều dinh dưỡng.

Hàm lượng chất xơ trong khoai lang chủ yếu đến từ vỏ. Chất xơ giúp bạn tăng cảm giác no, hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, quản lý lượng đường trong máu và mức cholesterol. Nếu bạn ăn khoai bóc vỏ sẽ không thể hấp thụ được trọn vẹn lượng chất xơ dồi dào của chúng và bỏ lỡ rất nhiều lợi ích đi kèm.

Khoai lang có nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là beta carotene, axit chlorogenic, vitamin C và E. Những chất chống oxy hóa này giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim và ung thư.

Theo một nghiên cứu thực hiện bởi Đại học Sun Yat-Sen, Quảng Châu (Trung Quốc), các chất dinh dưỡng trong rau quả có xu hướng tập trung xung quanh vỏ. Do đó, bỏ vỏ khoai lang có thể làm giảm lượng chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa quý báu trong chúng.

Theo Bảo Nam/Tổ Quốc