Chúng ta thường có thói quen bỏ vỏ khi ăn các loại hoa quả. Tuy nhiên, trong một số loại hoa quả lại có chứa lượng dưỡng chất khá lớn, thậm chí hơn cả phần thịt quả.

01:49 01/09/2023

5 loại vỏ trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng

Vỏ táo rất giàu pectin, chất xơ, vitamin C và các polyphenol khác giúp thúc đẩy nhu động ruột và chống lão hóa .

Ngoài ra, dữ liệu cho thấy gần 50% vitamin C trong táo nằm ở phần vỏ. Qua các thí nghiệm, người ta cũng phát hiện ra rằng mật độ các thành phần chống oxy hóa trong vỏ táo gấp nhiều lần trong thịt táo.

Có thể ăn trực tiếp vỏ táo hoặc pha trà từ vỏ táo cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng tăng tiết axit và đờm.

2. Vỏ dưa hấu

Vỏ dưa hấu (cùi trắng) ít đường và calo lại giàu vitamin C gấp 3 lần phần ruột. Cùng với đó, đây cũng là phần chứa đến 17 loại axit amin và tổng lượng axit amin gấp 3 lần ruột đỏ.

Vỏ dưa hấu cũng rất giàu chất xơ và khoáng chất như sắt, kali, kẽm và phốt pho có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình thải độc tố trong cơ thể, từ đó có tác dụng giữ ẩm và >làm đẹp da.

Có thể ăn trực tiếp phần cùi trắng hoặc bỏ lớp vỏ bên ngoài và sử dụng như một loại rau trộn nộm.

3. Vỏ thanh long

Vỏ thanh long rất giàu anthocyanin - một chất chống oxy hóa mạnh có thể duy trì hoạt động trong máu người trong 75 giờ giúp tăng cường độ đàn hồi của mạch máu, đồng thời có vai trò nhất định trong việc ức chế viêm nhiễm và chống dị ứng.

Có thể sử dụng >vỏ thanh long bằng cách cho trực tiếp vào máy ép nước và thêm chút đường hoặc mật ong để thêm hương vị.

4. Vỏ nho

Vỏ nho rất giàu cellulose, pectin và sắt rất tốt cho >sức khỏe, đặc biệt còn có tác dụng làm đẹp. Ngoài ra, nho cũng rất giàu polyphenol đóng vai trò nhất định trong quá trình chống oxy hóa và bảo vệ hệ tim mạch. Hàm lượng polyphenol trong phần thịt quả nho khoảng 3%~5% và trong >vỏ nho là khoảng 20%~30%. Có thể thấy hàm lượng >dinh dưỡng của vỏ nho tương đối cao.

5. Vỏ lê

Hàm lượng phenolic trong vỏ lê cao hơn thịt quả và việc gọt vỏ có thể làm giảm đến 25% tổng hàm lượng phenolic. Ngoài ra, vỏ quả lê từ thời xa xưa đã được sử dụng làm thuốc. Ở một góc độ nào đó, giá trị dược liệu của vỏ lê tốt hơn phần thịt quả. Dùng vỏ lê và 6 gram lá sơn trà pha nước có đặc biệt có lợi cho việc giảm ho.

Ăn vỏ trái cây mà không lo ngộ độc thuốc trừ sâu, sáp bảo vệ thực vật?

Hầu hết trong quá trình trồng các loại hoa quả đều phải sử dụng thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu được sử dụng có quy định nghiêm ngặt về liều lượng cũng như thời gian sử dụng trước khi thu hoạch. Khi được bày bán ra thị trường, thuốc trừ sâu đã đủ thời gian để phân hủy và không còn gây hại cho sức khỏe người dùng.

Chính vì vậy, với những loại trái cây có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chỉ cần ngâm trong nước muối nhạt khoảng 10 - 15 phút và rửa sạch dưới vòi nước khoảng 30 giây thì trái cây không còn dư lượng thuốc trừ sâu.

Ngoài ra, trên lớp vỏ một số loại trái cây như nho, táo, cam... có thể xuất hiện lớp sáp. Một số loại trái cây có lớp sáp tự nhiên khi đạt đến độ chín nhất định để giúp trái cây không bị mất nước và tránh bị vi khuẩn bên ngoài xâm nhập.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp trái cây sau khi hái sẽ được phủ một lớp sáp nhân tạo nhằm giảm sự mất nước và chậm quá trình chín của trái cây cũng như hạn chế mất dinh dưỡng. Lượng sáp nhân tạo này rất nhỏ và có thể ăn mà không gây tác hại đối với cơ thể nếu được vệ sinh đúng cách.

Tóm lại, chỉ cần sử dụng trái cây có nguồn gốc rõ ràng và rửa cẩn thận thì bạn không cần lo lắng về dư lượng thuốc trừ sâu hoặc ngộ độc khi ăn vỏ các loại hoa quả.

Vỏ những loại trái cây nào có thể gây hại?

Mặc dù một số loại vỏ trái cây rất bổ dưỡng nhưng không phải loại vỏ nào cũng được khuyến khích sử dụng.

1. Vỏ hồng chín

Vỏ quả hồng có chứa axit tannic - chất dễ phản ứng với protein gây chướng bụng, buồn nôn, nôn mửa và các triệu chứng khó chịu khác.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng axit tannic chủ yếu tồn tại trong thịt quả hồng khi quả hồng còn non. Sau khi quả hồng chín, axit tannic sẽ tập trung ở vỏ quả hồng. Chính vì vậy, tốt nhất không nên ăn quá vỏ hồng của quả hồng chín, để không gây khó chịu.

2. Vỏ mã thầy

Mã thầy là loài thực vật thủy sinh nên có khả năng chứa một số ký sinh trùng hoặc trứng bám ở lớp vỏ bên ngoài. Phổ biến nhất là metacercariae ở giai đoạn nhiễm Fasciola brucei có thể gây tiêu chảy, nôn mửa và các triệu chứng khác sau khi nhiễm bệnh.

Nhìn chung, mã thầy dễ bị nhiễm ký sinh trùng hơn các loại trái cây khác, chính vì vậy, nên rửa thật sạch hoặc nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn sức khỏe khi sử dụng thực phẩm này.

Nguồn: Abolouwang

Theo Phạm Trang/Tổ Quốc