Quả mận chính là một trong những tín hiệu đặc trưng khi mùa hè đến. Không chỉ dừng lại ở một loại quả tươi ngon với rất nhiều biến tấu trong cách chế biến khi thưởng thức, quả mận còn được giới Y học đánh giá cao về những giá trị dinh dưỡng mang lại đối với sức khỏe con người.
Mận hậu là loại quả có màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ bắt mắt, làn da bên ngoài căng bóng, bóp nhẹ có cảm giác hơi cứng chứ không mềm nhũn. Bên ngoài sẽ khoác lên một lớp phấn trắng mê người, mùi vị thường là chua, hòa quyện với vị ngọt mát, chát nhẹ và có nhiều nước.
Cây >mận hậu là loại cây thân gỗ, thấp, tán rễ rộng, chịu được thời tiết lạnh ẩm, phát triển tốt ở nhiệt độ 22 - 24 độ C, thường trồng nhiều ở các vùng núi phía Bắc như Sapa, Hà Giang, Mộc Châu, đặc biệt trồng nhiều nhất và xem như một trong nguồn kinh tế chính ở tỉnh Sơn La.
Mùa thu hoạch của mận hậu rơi vào cuối tháng 3 đến cuối tháng 7, chia thành 3 mùa. Đầu mùa bắt đầu từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, lúc này dù mận còn xanh nhưng có mùi vị thanh mát, hơi ngọt, ít chát nên đã được hái xuống nhằm phục vụ người tiêu dùng, do mật độ khan hiếm nên giá mận hậu đầu mùa rất cao.
Đến tháng 5 và tháng 6, đây là vào mùa vụ của mận hậu, lúc này hầu hết các cây mận vừa ra hoa cùng kết trái tạo nên mùa hoa mận đặc trưng của vùng Tây Bắc, thu hút vô số du khách tham quan. Đồng thời chúng được thương lái thu mua nhiều để buôn đến các tỉnh thành trên cả nước, lúc này giá cả của mận hậu sẽ rẻ hơn so với đầu mùa.
Giá trị >dinh dưỡng của mận hậu
Mận hậu bao nhiêu calo? Trong 100g mận trung bình chứa khoảng 46 kcal.
Mận là một nguồn cung cấp vitamin A dồi dào. Vitamin A quan trọng đối với >sức khỏe thị lực, tim, phổi và thận. Ngoài ra, trong mận còn dồi dào vitamin C, một loại chất chống oxy hóa, hỗ trợ cơ thể sản xuất collagen. Ngoài ra, vitamin C còn thúc đẩy sự hấp thụ sắt, cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Hơn nữa, mận còn là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Chất dinh dưỡng này có thể giúp thúc đẩy một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, mận còn chứa nhiều khoáng chất như: sắt, kali, phốt pho, đồng,… Đồng thời, hàm lượng chất chống oxy hóa như phenol, flavonoid, anthocyanin… mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Lợi ích tuyệt vời của mận hậu
Giàu chất chống oxy hóa
Tác dụng của mận hậu đa phần đến từ hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Nghiên cứu đã phát hiện mận hậu chứa phytochemical và đặc tính chống oxy hóa. Phytochemical trong thực vật được cho là có tác dụng chống oxy hóa lớn hơn vitamin hoặc khoáng chất.
Ngoài ra, mận Hà Nội còn chứa các hợp chất thực vật khác như: phenolic, flavonoid và anthocyanin. Đặc biệt, loại quả này sở hữu lượng lớn phenol.
Chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và các bệnh mãn tính. Với đặc tính này, mận hậu cũng có thể hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch, thoái hóa thần kinh và lão hóa.
Giúp giảm mỡ máu, tốt cho tim mạch
Kali chứa trong quả mận giúp kiểm soát huyết áp, ổn định nhịp tim và bảo vệ hệ tim mạch. Bên cạnh đó, mận chứa rất ít chất béo và nhiều chất xơ còn có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh như thiếu máu, nhồi máu cơ tim.
Hỗ trợ điều trị cho người bị tiểu đường, béo phì
Mận có rất ít calo, bù lại thì chứa nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ chất béo và chất đường từ thực phẩm, tăng tiết insulin. Ngoài ra nhờ quá trình này mà lượng đường huyết trong cơ thể luôn được duy trì ở mức ổn định, vì vậy mận rất thích hợp cho người bị thừa cân, rối loạn mỡ máu và tiểu đường.
Giúp ngừa táo bón và cải thiện hệ tiêu hóa
Chất xơ không hòa tan của quả mận có tác dụng ngăn cản dịch vị và vi khuẩn có hại tác động xấu đến niêm mạc dạ dày. Ngoài ra còn giúp chúng ta có cảm giác no lâu, giảm sự thèm ăn, kích thích tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột, nhuận tràng.
Có lợi cho thị lực
Các vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, C, beta carotene,... đều rất tốt cho thị lực và giúp phòng tránh các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, cận thị, thoái hóa điểm vàng.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Tác dụng của mận hậu là gì? Mận là nguồn cung cấp kali dồi dào. Khoáng chất này đã được chứng minh về khả năng hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ngoài ra, các polyphenol trong mận hậu có tác dụng hữu ích đối với sức khỏe tim mạch.
Bổ sung một lượng mận hậu phù hợp vào thực đơn ăn uống mang đến lợi ích cho bạn. Chế độ ăn lành mạnh có thể giúp bạn hạn chế các bệnh như: huyết áp cao, đột quỵ, hoặc bệnh tim.
Phòng bệnh ung thư
Sắc tố Anthocyanin có trong quả mận giúp loại bỏ các gốc tự do, chống oxy hóa, nhờ đó hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú,...
Các bài thuốc hay chữa bệnh từ mận
Đau răng Cho 100g mận, lượng đường vừa phải nấu chung với nước, sau đó ngậm súc miệng. Nếu không bạn có thể ăn quả tươi, mỗi ngày 1 lần, từ 1 - 2 quả.
Bò cạp đốt, nóng nhiệt hay sưng phù Giã nát khoảng 4 - 10 hạt mận rồi đắp lên vết thương.
Viêm loét do ung thư Bạn kiếm 2 trái mận chua, rồi bỏ hạt, giã nhuyễn. Sau đó đắp lên vết thương, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Mẩn ngứa, viêm da Cũng mận chua, giã nhuyễn 500g mận rồi đem sắc nước rửa ngoài vết thương, mỗi ngày 3 lần nhé!
Sưng tấy do té ngã Giã nát 15g hạt mận, trộn đều với 60ml rượu gạo rồi lọc lấy rượu uống, uống 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, còn bã thì thoa lên vết thương.
Tàn nhang, nám da Hạt mận đập bỏ vỏ, nghiền nát thành bột mịn. Trước khi đi ngủ trộn đều với trứng gà tươi rồi đắp lên chỗ có tàn nhang (nám da), sáng sớm rửa sạch sẽ.
Xơ gan Cắt nhỏ 150g mận tươi, thêm vào 2 chén nước rồi nấu sôi, cho thêm mật ong cùng trà xanh vào để uống.
Phòng bệnh cảm nắng Ép lấy nước từ 150g mận bỏ hạt, uống kèm với mật ong.
Lưu ý khi dùng mận hậu
Ăn mận tươi nhiều sẽ dễ bị tiêu chảy.
Những người bị béo phì mức độ nhẹ thì nên ăn, vì mận có tác dụng giảm cân.
Người có đờm nhiều nên kiêng ăn.
Ăn nhiều sẽ có hại cho lá lách, bao tử, cho nên những người bị viêm ruột, viêm loét dạ dày mãn, cấp tính không nên ăn.
Người mắc bệnh về thận, lá lách yếu hay phụ nữ có thai không được ăn nhân hạt mận.