Có giá trị dinh dưỡng cao cùng vô số lợi ích, đó là lý do tại sao nó được mệnh danh là nữ hoàng rau củ.
Hành tây là một loại thực vật có hoa thuộc chi Allium, bao gồm cả tỏi, hẹ và tỏi tây. Chúng ngon, đa dụng và tương đối rẻ, đồng thời chứa nhiều vitamin, khoáng chất và hợp chất thực vật có lợi cho >sức khỏe.
Các đặc tính dược liệu của hành tây được công nhận từ hàng nghìn năm trước. Các vận động viên thời Hy Lạp cổ đại đã sử dụng hành tây để thanh lọc máu, trong khi các bác sĩ thời trung cổ kê đơn với hành tây để điều trị chứng đau đầu, bệnh tim và loét miệng.
Hành tây rất giàu >dinh dưỡng, ít calo nhưng chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất.
1. Tốt cho sức khỏe tim mạch
Hành tây chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất có thể giảm thiểu rủi ro của bạn mắc bệnh tim bằng cách chống viêm và giảm mức triglyceride và cholesterol. Chúng chứa một lượng lớn quercetin, một chất chống oxy hóa flavonoid và chống viêm có thể giúp ích hạ huyết áp cao.
Một nghiên cứu nhỏ năm 2015 ở 70 người thừa cân và tăng huyết áp cho thấy liều dùng hàng ngày là 162mg chiết xuất hành tây giàu quercetin có thể làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu tới 3.6mmHg.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác năm 2014 ở 54 phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang cho thấy tiêu thụ 80-120g hành tây đỏ sống mỗi ngày trong 8 tuần có thể làm giảm mức cholesterol toàn phần và LDL (có hại).
2. Chống ung thư
Các loại rau họ Allium như hành tây và tỏi có thể làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, bao gồm ung thư dạ dày và ung thư trực tràng.
Trong một đánh giá năm 2015, trong số 26 nghiên cứu, các nhà nghiên cứu kết luận rằng những người tiêu thụ nhiều loại rau họ hành nhất có khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày ít hơn 22% so với những người tiêu thụ ít nhất.
Một đánh giá năm 2014 khác, trong số 16 nghiên cứu liên quan đến tổng cộng 13.333 người, các nhà nghiên cứu cho rằng những người ăn nhiều hành tây nhất có nguy cơ mắc ung thư trực tràng thấp hơn 15% so với những người ăn ít hành tây nhất.
Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy inionin A, một hợp chất chứa lưu huỳnh trong hành tây, có thể giúp ích giảm sự phát triển của khối u và làm chậm sự lây lan của ung thư buồng trứng.
Hành tây cũng chứa fisetin và chất quercetin, là chất chống oxy hóa flavonoid có thể ức chế sự phát triển của khối u.
3. Điều chỉnh đường huyết
Ăn hành tây có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Nghiên cứu năm 2010 ở 84 người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và 2 cho thấy ăn 100g hành tây đỏ sống làm giảm đánh kể lượng đường trong máu lúc đói sau 4 giờ.
Nghiên cứu khác năm 2020 cho thấy những con chuột mắc bệnh tiểu đường ăn thức ăn có chứa 5% bột hành khô trong 8 tuần có lượng đường trong máu khi đói giảm và lượng triglyceride và cholesterol thấp hơn so với nhóm đói chứng.
Quercetin cũng được chứng minh là có tác dụng giúp điều chỉnh cân bằng lượng đường trong máu toàn cơ thể bằng cách tương tác với các tế bào trong ruột non, tuyến tụy, cơ xương, mô mỡ, gan...
Ngoài ra, hành tây cũng được chứng minh là có thể tăng cường mật độ xương, kháng khuẩn, thúc đẩy sức khỏe đường tiêu hóa...
Hành tây có thể gây ra các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa, chẳng hạn như ợ nóng, đầy hơi, khó chịu ở bụng, buồn nôn và nôn ở những người dễ bị ảnh hưởng, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích ở những người bị ảnh hưởng. Các triệu chứng này tương đối phổ biến hơn khi ăn hành tây sống thay vì nấu chín.
Do đó, trước khi tiêu thụ hành tây, bạn nên trò chuyện với bác sĩ trước.
Nguồn và ảnh: Healthline, MedicineNet